Khám phá thời tiết ban đêm của sao Kim
Thời tiết vào ban đêm trên sao Kim như thế nào? Đây là câu hỏi mà bất kỳ ai cũng muốn tìm ra lời giải. Mới đây, các nhà khoa học đã mở ra cơ hội để tìm thấy câu trả lời.
sao Kim tương đối gần Trái đất và được các nhà thiên văn học nghiên cứu trong một thời gian dài. Tàu thăm dò đầu tiên hạ cánh đến hành tinh này vào năm 1978. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết rất ít về thời tiết vào ban đêm trên sao Kim.
Một ngày trên sao Kim bằng 120 ngày tại Trái đất.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp mới để sử dụng cảm biến hồng ngoại trên tàu vũ trụ của Nhật Bản Akatsuki trên quỹ đạo sao Kim.
Akatsuki là tàu thăm dò đã đến quỹ đạo xung quanh sao Kim vào năm 2015. Giờ đây, con tàu đã có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về thời tiết ban đêm trên hành tinh này. Những cảm biến đã phát hiện các đám mây vào ban đêm và một số chu kỳ gió khá lạ.
Giống như Trái đất, sao Kim nằm trong “vùng ở được”. sao Kim có bề mặt rắn cùng bầu khí quyển có thời tiết. Để hiểu thời tiết của một hành tinh, các nhà khoa học cần nghiên cứu chuyển động của đám mây trong ánh sáng hồng ngoại.
Tuy nhiên, bản thân sao Kim có tốc độ quay chậm nhất so với bất kỳ hành tinh chính nào trong hệ Mặt trời. Điều này có nghĩa là ngày và đêm kéo dài khá lâu. Mỗi ngày trên sao Kim bằng khoảng 120 ngày ở Trái đất.
Cho đến nay, chỉ có thời tiết ở “phía ban ngày” của sao Kim là có thể dễ dàng quan sát được. Bởi, ngay cả việc sử dụng tia hồng ngoại cũng khó có thể nhìn rõ về phía ban đêm của sao Kim. Đã có những quan sát hồng ngoại về “phía ban đêm” của sao Kim, nhưng những nghiên cứu này không thể chỉ ra rõ thời tiết của hành tinh trong thời điểm đó.
Để khám phá khía cạnh bí ẩn này của hành tinh láng giềng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tàu thăm dò Akatsuki. Tàu thăm dò được thiết kế để theo dõi sao Kim và thời tiết của hành tinh này. Con tàu có một máy ảnh hồng ngoại không cần ánh sáng Mặt trời.
Với thiết kế này, người chụp không thể ghi lại những quan sát chi tiết về cảnh đêm của sao Kim. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng một phương pháp phân tích mới để xử lý dữ liệu mà người chụp ảnh thu được, các nhà nghiên cứu có thể gián tiếp “nhìn thấy” thời tiết ban đêm khó nắm bắt của sao Kim.
Đồng tác giả nghiên cứu Takeshi Imamura - Giáo sư tại Trường Đại học Khoa học Biên giới thuộc Đại học Tokyo, cho biết: “Các mẫu đám mây quy mô nhỏ trong các hình ảnh trực tiếp mờ nhạt và thường không thể phân biệt được với sự nhiễu xung quanh”.