Phát hiện con tàu bên cạnh ngôi đền bí ẩn dưới thành phố chìm ở Ai Cập
Một con tàu bên cạnh ngôi đền vừa được phát hiện trong tàn tích của một thành phố Ai Cập cổ đại chìm dưới đáy biển khoảng hơn nghìn năm trước.
Các thợ lặn đã phát hiện ra những dấu tích hiếm hoi của một con tàu bên trong thành phố cổ bị chìm ở vùng biển Ai Cập.
Thônis-Heracleion từng là cảng lớn nhất của Ai Cập trên vùng biển Địa Trung Hải và là một khu phức hợp thường xuyên xuất hiện sự hiện diện của các thương nhân Hy Lạp.
Thợ lặn con tàu bên cạnh ngôi đền bí ẩn dưới thành phố chìm ở Ai Cập.
Thành phố đã thống trị khu vực trong nhiều thế kỷ trước khi Alexander Đại đế thành lập Alexandria vào năm 331 trước Công nguyên.
Thành phố cổ là một trong những cảng quan trọng nhất ở Ai Cập. Do ảnh hưởng bởi một số trận động đất và sóng thần, Thônis-Heracleion bị phá hủy và chìm dưới mặt nước cùng một số khu vực rộng lớn của đồng bằng sông Nile. Mãi đến năm 2001, các nhà nghiên cứu mới phát hiện Thônis-Heracleion cổ nằm ở khu vực vịnh Abu Qir gần Alexandria, hiện là thành phố lớn thứ hai của Ai Cập.
Gần đây, đoàn nghiên cứu do Viện khảo cổ học dưới nước châu Âu đứng đầu đã phát hiện con tàu chìm dưới biển nằm gần ngôi đền Amun nổi tiếng sụp đổ vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Nghiên cứu sơ bộ ban đầu cho thấy con tàu đáy phẳng dài khoảng 25 mét, có mái chèo, cánh buồm lớn, đóng theo phong cách truyền thống cổ điển và có một số đặc điểm đặc trưng trong xây dựng Ai Cập cổ đại.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra phần còn lại của một khu vực chôn cất lớn có niên đại từ những năm đầu tiên của thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên.
Khám phá mới là minh chứng tuyệt vời về sự hiện diện của những thương nhân Hy Lạp sống ở thành phố cổ ngày xưa, đồng thời cho biết rằng người Hy Lạp đã được định cư ở đó vào đời vua Pharaoh cuối. Họ xây dựng những khu bảo tồn của riêng mình gần những ngôi đền khổng lồ.
Trước đây, các nhà khảo cổ đã từng phát hiện một số hiện vật cổ tại thành phố chìm Thônis-Heracleion. Hầu hết các hiện vật của Thônis-Heracleion đều ở trong tình trạng tốt như vậy vì trong hơn hai nghìn năm, phù sa dưới đáy biển đã bảo vệ chúng khỏi bị hư hỏng.
Số lượng và chất lượng của các cổ vật được khai quật cho thấy thành phố Thônis-Heracleion từng ở thời kỳ thịnh vượng và đỉnh cao từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 4 trước công nguyên.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
