Khe nứt mở ra 14 tiếng trong từ trường Trái đất

Một vết nứt xuất hiện trong từ trường Trái đất hôm 7/7 và duy trì trạng thái hở suốt 14 tiếng, tạo ra luồng gió mạnh và hiện tượng cực quang.

Vết nứt trong từ trường Trái đất sinh ra do một hiện tượng hiếm gặp gọi là vùng tương tác đồng xoay (CIR) từ Mặt trời. CIR là những cấu trúc plasma lớn hình thành ở các vùng vĩ độ thấp và trung bình của nhật quyển - vùng bao quanh Mặt trời gồm từ trường Mặt trời và gió Mặt trời - khi các luồng gió Mặt trời nhanh và chậm tương tác với nhau. Giống như các vụ phun trào nhật hoa (CME), các CIR phóng từ Mặt trời về phía Trái đất có thể chứa sóng xung kích và từ trường nén gây ra các hiện tượng thời tiết không gian đặc biệt, trong đó có cực quang.

Khe nứt mở ra 14 tiếng trong từ trường Trái đất
Bắc cực quang xuất hiện trên bầu trời hôm 7/7.

CIR lần này lao vào từ trường Trái đất sớm ngày 7/7 và gây ra một cơn bão địa từ cấp G1 trong thời gian khá dài. Các nhà phân tích tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho rằng một CME đã được lồng vào gió Mặt trời trước CIR.

Các vết nứt xuất hiện trong từ trường Trái đất không phải điều bất thường. Từ trường hoạt động như một lá chắn bảo vệ hành tinh xanh khỏi những cơn bão phóng ra từ Mặt trời. Các nhà khoa học từng cho rằng chúng mở ra và khép lại tương đối nhanh, nhưng sau đó phát hiện chúng có thể mở nhiều giờ.

"Chúng tôi phát hiện lá chắn từ trường của Trái đất bị khá nhiều 'gió lùa', giống như một ngôi nhà với cửa sổ bị kẹt ở trạng thái mở trong một cơn bão. Ngôi nhà làm chệch hướng phần lớn cơn bão, nhưng chiếc ghế vẫn bị phá hủy. Tương tự, lá chắn từ trường của Trái đất chịu phần lớn sức mạnh của bão không gian, nhưng một phần năng lượng vẫn tràn vào qua các khe nứt, đôi khi đủ để gây rắc rối cho vệ tinh, hệ thống điện và liên lạc vô tuyến", Harald Frey, tác giả chính của một nghiên cứu về từ trường Trái đất năm 2003, cho biết.


Video: Harlan Thomas

Sự kiện hôm 7/7 có vẻ không gây ra bất cứ sự cố mất điện hay mất liên lạc vô tuyến nào, thay vào đó cực quang rực rỡ lại xuất hiện trên bầu trời Canada và Mỹ. Mặt trời đang dần đi tới giai đoạn hoạt động mạnh nhất trong chu kỳ Mặt trời (tháng 7/2025) và có nhiều hoạt động khác thường. Người yêu thiên văn hiện đã có nhiều cơ hội để quan sát cực quang, và cơ hội sẽ ngày càng lớn hơn trong 3 năm tới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh báo trào lưu cài điện thoại ở cửa sổ máy bay để quay clip

Cảnh báo trào lưu cài điện thoại ở cửa sổ máy bay để quay clip

Theo lãnh đạo Cục Hàng không, việc cài điện thoại bên ngoài tấm che cửa sổ máy bay rất nguy hiểm, đe dọa an toàn của chuyến bay do điện thoại có thể cháy nổ.

Đăng ngày: 12/07/2022
Một nửa số vàng trên thế giới nằm trong cung điện Potala?

Một nửa số vàng trên thế giới nằm trong cung điện Potala?

Như chúng ta đã biết, nền văn minh Trung Hoa có tuổi đời 5.000 năm, nhiều nền văn hóa và công trình kiến ​​trúc cổ được truyền lại cho đến ngày nay, trong đó nổi tiếng nhất là Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh và Cung điện Potala.

Đăng ngày: 11/07/2022
Thị trấn khát chồng nhất thế giới, 90% là phụ nữ, có người đã già mà chưa từng hôn ai

Thị trấn khát chồng nhất thế giới, 90% là phụ nữ, có người đã già mà chưa từng hôn ai

Những người phụ nữ tại thị trấn này đều vô cùng xinh đẹp, tài giỏi nhưng kỳ lạ là hầu hết họ đều còn độc thân.

Đăng ngày: 11/07/2022
Thế giới sắp cán mốc 8 tỷ người

Thế giới sắp cán mốc 8 tỷ người

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) nhấn mạnh, cột mốc nhân khẩu học này là bằng chứng của sự tiến bộ vượt bậc, nhưng cơ hội, thách thức vẫn còn ở phía trước

Đăng ngày: 11/07/2022
Phát hiện mảnh vỏ Trái đất 4 tỷ năm tuổi bên dưới Australia

Phát hiện mảnh vỏ Trái đất 4 tỷ năm tuổi bên dưới Australia

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Curtain phát hiện bằng chứng về một mảnh vỏ Trái Đất rộng 100.000 km2 nằm dưới bang Tây Australia.

Đăng ngày: 11/07/2022
Nghiên cứu thành công vật liệu sinh học bền hơn tơ nhện

Nghiên cứu thành công vật liệu sinh học bền hơn tơ nhện

Các nhà khoa học mô phỏng thành công quá trình hình thành răng của con sao sao và ứng dụng để tạo ra vật liệu bền ngang sợi carbon, có thể phân hủy sinh học.

Đăng ngày: 11/07/2022
Top 12 hòn đảo bỏ hoang đẹp và đáng sợ trên thế giới

Top 12 hòn đảo bỏ hoang đẹp và đáng sợ trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều hòn đảo bị bỏ hoang dù trước đó từng là nơi sinh sống của đông đảo người dân, nguyên nhân có thể do thiên tai, chiến tranh, bệnh dịch...

Đăng ngày: 10/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News