Phát hiện "rượu"... trôi trong vũ trụ: Liên quan đến sự ra đời của chúng ta

Các nhà khoa học Mỹ đã xác định được các phân tử rượu lớn nhất vũ trụ, thứ có thể rất quan trọng trong các vườn ươm sao.

Tờ Science Alert hài hước: Đó không phải là những chai rượu bị bỏ đi bởi các phi hành gia bất cẩn. Đó chỉ là những phân tử "anh em" với phân tử rượu trên Trái đất, cực nhỏ, nhưng cái vừa được xác định là cấu trúc phân tử cồn lớn nhất trong số tất cả các phân tử li ti đó.

Phát hiện rượu... trôi trong vũ trụ: Liên quan đến sự ra đời của chúng ta
"Vườn ươm sao" Sagittarius B2 - (Ảnh: ĐÀI THIÊN VĂN NAM ÂU (ESO)).

Các phân tử cồn vừa được xác định nằm ở dạng propanol, bao gồm normal-propanol được phát hiện lần đầu trong vùng hình thành sao và iso-propanol (thành phần chính trong nước rửa tay khô) thậm chí chưa từng được xác định trong bất kỳ dạng không gian giữa các vì sao nào.

Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Rob Garrod từ Đại học Virginia - Mỹ, 2 dạng phân tử vừa được khám phá sẽ làm sáng tỏ cách các thiên thể như sao chổi và các ngôi sao được hình thành.

Cho dù ở trên Trái đất rượu gắn liền với những cuộc tụ tập và say xỉn thì "những người bà con ngoài hành tinh" này lại là biểu tượng của sự sống.

Chúngã được tìm thấy trong một "phòng sinh"" của các ngôi sao, vùng hình thành sao khổng lồ được gọi là Sagittarius B2 (Sgr B2). Khu vực này nằm gần trung tâm của Dải Ngân hà và gần Nhân Mã A * (Sgr A *), lỗ đen siêu khối mà thiên hà của chúng ta được kiến tạo xung quanh.

Phát hiện này là thành quả từ 15 năm quan sát của ALMA, siêu kính viễn vọng đang đặt tại Chile.

ALMA cung cấp độ phân giải cao hơn và mức độ nhạy cao, cho phép các nhà nghiên cứu xác định các phân tử mà trước đây không thể nhìn thấy được. Có thể tách ra tần số bức xạ cụ thể được phát ra bởi mỗi phân tử trong một phần không gian bận rộn như Sgr B2.

Nhà vật lý Holger Müller từ Đại học Cologne - Đức, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Trong một nguồn như Sgr B2, có rất nhiều phân tử đóng góp vào bức xạ quan sát được đến nỗi quang phổ của chúng chồng lên nhau và rất khó để phân loại dấu vết của chúng và xác định chúng riêng lẻ".

Thế nhưng nhờ nhiều nỗ lực, họ đã làm được.

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục khám phá thêm các phân tử giữa các vì sao trong Sgr B2, và tìm hiểu cơ chế dẫn đến sự hình thành sao, chắc chắn có liên quan đến "rượu vũ trụ". Là một hợp chất hữu cơ, propanol còn được nghi ngờ tham gia vào cả sự hình thành các hành tinh, thậm chí có thể liên quan ít nhiều đến sự sống.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Quái vật" đang lao về phía Trái đất có bạn là "thiên hà ma quỷ"

Các nhà khoa học vừa xác định được Pegasus V - một thiên hà ma quỷ là hóa thạch quý hiếm từ bình minh của vũ trụ, nằm kề cận bên thiên hà Tiên Nữ (Andromeda).

Đăng ngày: 04/07/2022
Tàu NASA có thể đâm xuống mặt trăng lớn nhất Hệ Mặt trời

Tàu NASA có thể đâm xuống mặt trăng lớn nhất Hệ Mặt trời

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tàu Europa Clipper có thể " tự sát" bằng cách lao vào mặt trăng Ganymede của sao Mộc vì mục đích khoa học.

Đăng ngày: 04/07/2022
Hàng triệu sao chổi sẽ rơi xuống Trái đất gây ra ngày tận thế?

Hàng triệu sao chổi sẽ rơi xuống Trái đất gây ra ngày tận thế?

Trái đất có thể bị lấp đầy bởi những sao chổi " ngổ ngáo" chết người chỉ trong hơn 1 triệu năm nữa, khi một ngôi sao lang thang đi vào vùng ngoài của Hệ Mặt trời, theo các nhà khoa học.

Đăng ngày: 04/07/2022
Chiều nay, Trái đất đi đến điểm viễn nhật,

Chiều nay, Trái đất đi đến điểm viễn nhật, "bỏ rơi" sao mẹ

Các tính toán cho thấy thời điểm chính xác mà Trái đất đi vào điểm viễn nhật là 7 giờ sáng theo giờ GMT, tương ứng với 14 giờ chiều 4-7 theo giờ Việt Nam.

Đăng ngày: 04/07/2022
Khí cầu NASA khổng lồ chở kính viễn vọng lên cao 40.000 m

Khí cầu NASA khổng lồ chở kính viễn vọng lên cao 40.000 m

Khí cầu có kích thước bằng sân bóng của NASA sẽ đưa kính viễn vọng ASTHROS bay lên từ châu Nam Cực để quan sát vũ trụ vào tháng 12/2023.

Đăng ngày: 03/07/2022
Điều gì sẽ tới khi Milk Way va chạm với Andromeda

Điều gì sẽ tới khi Milk Way va chạm với Andromeda

4,5 tỷ năm nữa tính từ lúc này, thiên hà của chúng ta sẽ trải qua biến động lớn nhất trong suốt lịch sử của nó. Đó là khi nó va chạm với thiên hà Andromeda.

Đăng ngày: 03/07/2022
Sống sót sau vụ nổ siêu tân tinh, sao lùn trắng sáng hơn trước

Sống sót sau vụ nổ siêu tân tinh, sao lùn trắng sáng hơn trước

Với kính viễn vọng không gian Hubble các nhà khoa học ghi lại quá trình một ngôi sao lùn trắng vượt qua vụ nổ siêu tân tinh giữa vũ trụ.

Đăng ngày: 02/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News