Khỉ chó cũng biết tự tránh thai
Những con cái khỉ chó cái châu Phi biết cách tự tránh thai khi mang bầu đã vài tuần trong trường hợp trong bầy vừa xuất hiện một con khỉ đực mới để ngăn ngừa việc những đứa con của “thủ lĩnh tiền nhiệm” bị thủ lĩnh mới giết hại. Nghiên cứu thú vị này của các nhà sinh học Mỹ vừa được công bố trên Tạp chí Science.
Hiệu ứng Bruce
Vào giữa thế kỷ 20, nhà sinh học nữ người Anh là Hilda Bruce nhận xét là những con chuột cái nuôi trong phòng thí nghiệm biết cách tự “làm sảy thai” trong trường hợp trong quần thể xuất hiện một con đực mới. Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi là “hiệu ứng Bruce”. Từ đó các nhà sinh học không ít lần khẳng định sự tồn tại của hiệu ứng này ở các loài động vật khác nữa.
Nhóm các nhà sinh học do Jacinta Beehner, Trường ĐH Michigan đứng đầu đã phát hiện ra “hiệu ứng Bruce” tồn tại trong cả quần thể những bầy khỉ chó (Theropithecus gelada) hoang dã sống ở Phi châu trong một công trình nghiên cứu kéo dài hàng chục năm của họ.
Những con khỉ cái sẽ tự làm sảy thai nếu như quần thể xuất hiện thủ lĩnh mới.
Từ lâu họ đã biết rằng những con cái trong bầy khỉ này luôn luôn tìm cách “cặp” với “nhân vật số 2” có khả năng lật đổ “nhân vật số 1” đương nhiệm để lên làm thủ lĩnh của cả bầy. Thông thường ở các loài khỉ khác không bao giờ người ta thấy con khỉ cái đã có bầu (với thủ lĩnh, tất nhiên!) lại chịu để cho “nhân vật số 2” ve vãn, thậm chí cả khi nhân vật này đã giành được quyền lực. Thế nhưng ở loài khỉ chó, “hiệu ứng Bruce” thường xuyên xảy ra.
Ứng xử tàn nhẫn của bầy khỉ chó
Beehner và các đồng nghiệp của bà đã kiểm tra lại điều này rất nhiều lần khi theo dõi quá trình sinh con đẻ cái của 21 bầy khỉ chó, sống ở Vườn quốc gia “Núi Simien” nằm trên lãnh thổ Ethiopia.
Thường, “nhân vật số 2” lên nắm quyền, nó sẽ lần lượt “giao ban” với từng khỉ cái trong bầy vì “luật” trong các bầy khỉ là tất cả các khỉ cái đều nằm trong hậu cung của khỉ đầu đàn.
Theo các nhà khoa học, thời gian mang thai trung bình của khỉ cái là 6 tháng (183 ngày). Bất cứ đứa con nào sinh trước mốc thời gian này đều là hậu duệ của cựu thủ lĩnh (và phải bị giết chết) và sau mốc đó chỉ có thể là con của chính tân thủ lĩnh.
Các nhà sinh học theo dõi thời gian xuất hiện một “nhân vật số 2” và thời gian bọn khỉ mới ra đời trong bầy. Trong các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu thu thập định kỳ phân của những con khỉ cái để phân tích hocmon sinh dục nữ estrogen trong đó. Hàm lượng chất này cho phép xác định khỉ cái có thai hay không ở thời điểm nào một cách chính xác.
Trong tất cả các bầy khỉ họ nghiên cứu, Beehner và đồng nghiệp đều nhận thấy có sự “bùng nổ trẻ con” sau 6 tháng cầm quyền của thủ lĩnh mới. Điều này chứng tỏ sự tồn tại của “hiệu ứng Bruce” ở loài khỉ chó.
Những phân tích hocmon khẳng định kết luận này. Theo đánh giá của các nhà khoa học, khoảng 80% khỉ cái ngừng mang thai trong 2 tuần đầu tiên sau khi thay đổi thủ lĩnh trong bầy. Thời gian đó, bọn khỉ cái có thể ở những giai đoạn khác nhau của thai kỳ và trong một số trường hợp, thời gian mang thai của chúng lên tới 150 ngày.
Các nhà sinh học khẳng định cách tự làm sảy thai này có tác dụng là cho phép những con khỉ cái không mất sức lực để mang thai và sinh con vì đằng nào thì những con khỉ con mới ra đời đều bị thủ lĩnh mới giết hại với lý do là dòng máu của thủ lĩnh cũ. Bỏ đi cái thai đã “trót” có, sẽ rút ngắn được thời gian giữa hai lần mang thai từ 3,5 xuống còn 2,5 năm. Điều này làm tăng được số con tiềm năng để khỉ cái có thể nuôi dạy.

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.
