Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene

Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.

Tờ Global Times đưa tin, đây là bước đầu tiên hướng tới việc cấy ghép dị chủng thành công ở Trung Quốc và đặt nền tảng vững chắc cho nghiên cứu lâm sàng trong tương lai.

Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene
Các nhà nghiên cứu trong quá trình cấy ghép thận lợn chỉnh sửa gene vào khỉ. (Ảnh: chinanews.com).

Nhóm nghiên cứu tại bệnh viện Tongji, thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong ở Vũ Hán đã đạt được thành công này vào tháng 11. Theo bệnh viện Tongji, năng lực nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc đối với lợn được chỉnh sửa gene đang dần phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, việc cấy ghép thận lợn vào khỉ thường gặp phải khó khăn trong việc khiến khỉ có thể sống sót lâu dài. Điều này trở thành rào cản lớn đối với việc đưa phương pháp cấy ghép thận khác loài vào các thử nghiệm lâm sàng tại Trung Quốc.

Và thông tin về kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Tongji đã mang lại tia hy vọng mới. Ông Chen Gang, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích rằng trong thử nghiệm ghép dị chủng trên động vật, 180 ngày sống sót được coi là chuẩn mực để đạt được sống sót lâu dài.

Chen và nhóm của ông đã dành gần 2 thập niên nghiên cứu cấy ghép dị chủng. Họ đã tập trung cụ thể vào hơn 20 thí nghiệm trên động vật liên quan đến việc cấy ghép thận từ lợn được chỉnh sửa gene cho loài khỉ trong 5 năm qua.

Bằng cách cải thiện phác đồ ức chế miễn dịch, quả thận được ghép đã giúp con khỉ sống sót 184 ngày. Trong vòng 5 tháng sau khi ghép, quả thận lợn hoạt động hoàn toàn bình thường và nhiều chỉ số sinh lý khác nhau phần lớn đều nằm trong phạm vi ổn định.

Sau đó con khỉ được ghép thận đã phát triển tình trạng protein xuất hiện trong nước tiểu ngày càng nặng hơn theo thời gian. Nó còn trải qua tình trạng thải ghép mãn tính do kháng thể dị chủng mới hình thành.

Ông Chen cho biết họ sẽ tăng cường các biện pháp để cải thiện hơn nữa kết quả sống sót, đặt nền tảng cho nghiên cứu lâm sàng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bệnh truyền nhiễm nào có tỷ lệ tử vong gần 100%?

Những bệnh truyền nhiễm nào có tỷ lệ tử vong gần 100%?

Hầu hết bệnh truyền nhiễm từng luôn gây chết người giờ có thể ngăn ngừa bằng vaccine hoặc điều trị, ngoại trừ một số bệnh nguy hiểm như bệnh prion (não xốp).

Đăng ngày: 02/12/2024
Giải pháp tiềm năng trong cuộc chiến chống virus và ung thư

Giải pháp tiềm năng trong cuộc chiến chống virus và ung thư

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign (Mỹ) vừa công bố phát minh mới mang tên NanoGripper.

Đăng ngày: 02/12/2024
Ô nhiễm không khí gây hại tim như thế nào?

Ô nhiễm không khí gây hại tim như thế nào?

Chất lượng không khí kém có thể gây tổn thương hệ thống tim mạch, đặc biệt ở những người lớn tuổi, người đã mắc bệnh về tim, tiểu đường.

Đăng ngày: 02/12/2024
Những lợi ích bất ngờ từ món salad làm từ đậu

Những lợi ích bất ngờ từ món salad làm từ đậu

Cô Violet Witchel, một người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, đã góp phần phổ biến món ăn làm từ đậu qua các video hướng dẫn chế biến món này từ năm ngoái.

Đăng ngày: 30/11/2024
Nghiên cứu mới: Khói cháy rừng có thể làm tăng 18% nguy cơ mắc chứng mất trí

Nghiên cứu mới: Khói cháy rừng có thể làm tăng 18% nguy cơ mắc chứng mất trí

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại bang California (Mỹ) chỉ ra rằng, việc tiếp xúc lâu dài với khói cháy rừng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc chứng mất trí.

Đăng ngày: 30/11/2024
Bệnh do não mô cầu xâm lấn có thể gây tử vong trong 24 giờ

Bệnh do não mô cầu xâm lấn có thể gây tử vong trong 24 giờ

Bệnh do não mô cầu xâm lấn có thể gây tử vong trong vòng 24h. Nếu được cứu sống, người bệnh vẫn có thể đối mặt nhiều di chứng vĩnh viễn như điếc, liệt, thiểu năng trí tuệ...

Đăng ngày: 30/11/2024
“Gene tối” ẩn trong DNA con người lần đầu được tiết lộ

“Gene tối” ẩn trong DNA con người lần đầu được tiết lộ

Hồ sơ của chúng ta về bộ gene người có thể vẫn còn thiếu hàng chục ngàn "gene tối" liên quan đến nhiều bệnh khác nhau.

Đăng ngày: 29/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News