Khỉ tuyết bắt cá để sống sót qua mùa đông
Khỉ tuyết sống ở một trong những khu vực lạnh nhất thế giới sống sót bằng cách bắt các loài cá như cá hồi nâu trên sông suối.
Khỉ tuyết (Macaca fuscata) là động vật bản xứ trên những hòn đảo chính của Nhật Bản, trừ Hokkaido. Loài linh trưởng không phải người sống xa nhất ở phương bắc này nhận thấy tuyết che phủ khiến nguồn thức ăn ưa thích của chúng ở khu vực Kamikochi trong vườn quốc gia Chubu Sangaku trở nên hạn chế. Do thức ăn quen thuộc trở nên khó tìm, khỉ tuyết có ít năng lượng và đối mặt nguy cơ chết đói, nhưng những dòng suối thông với nước ngầm chảy suốt mùa đông có nhiệt độ nước duy trì thường xuyên ở khoảng 5 độ C và rất dễ tiếp cận để tìm kiếm thức ăn sống thay thế.
Nhóm nghiên cứu quốc tế đứng đầu là các chuyên gia ở Đại học Birmingham công bố phát hiện trên tạp chí Scientific Reports hôm 29/11 về cách khỉ tuyết kiếm động vật nước ngọt ở suối, bao gồm cá hồi nâu, để sống sót trong mùa đông. Trước đây, giới nghiên cứu ghi nhận khỉ tuyết bắt cá biển khi có cơ hội, cả cá khô hoặc bị mắc cạn trên bãi biển.
Khỉ tuyết tắm suối nước vào mùa đông. (Ảnh: Japan Forward)
Các nhà nghiên cứu tìm thấy cá hồi nâu trong mẫu vật phân của khỉ tuyết và kết luận chúng bắt loài cá này ở những vùng nước nông dọc suối. Sử dụng mã vạch ADN trong mẫu vật phân để xác định chế độ ăn mùa đông của những con khỉ, nhóm nghiên cứu phát hiện chúng cũng ăn côn trùng ven sông và động vật thân mềm. Họ tìm thấy bằng chứng về côn trùng nước ngọt trong phân khỉ tuyết, bao gồm trứng và ấu trùng của côn trùng thủy sinh. Nguồn thức ăn bổ sung này nhiều khả năng hỗ trợ chúng sống sót.
"Khỉ tuyết có phạm vi sinh sống rộng hơn vào mùa đông khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nhưng Kamikochi nằm ở thung lũng sâu khiến khỉ tuyết không thể vượt qua dãy núi. Với mật độ cao, khỉ tuyết phải vượt qua mùa đông trong môi trường vô cùng khắc nghiệt. Điều đó tạo ra áp lực sống sót. Với số lượng sinh vật nước ngọt dồi dào ở sông suối, khu vực Kamikochi có thể là môi trường duy nhất ở Nhật Bản với điều kiện địa hình, địa lý và khí tượng thuận lợi để khỉ tuyết bổ sung cho chế độ ăn mùa đông", Alexander Milner, giáo sư hệ thống sinh thái sông ở Đại học Birmingham, cho biết.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
