Kho báu của hoàng đế Ai Cập vẫn đang nằm trong Đại kim tự tháp 4.500 năm tuổi?
Các kho báu của pharaoh Ai Cập vẫn đang được cất giấu bên trong Đại kim tự tháp Giza, nhà khảo cổ hàng đầu, cựu Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập, Zahi Hawass nói.
Kim tự tháp 4.500 năm tuổi là công trình lâu đời nhất và lớn nhất trong số ba di tích ở Cao nguyên Giza, được cho là xây dựng cho pharaoh Khufu trong 20 năm.
Nhà khảo cổ hàng đầu Ai Cập Zahi Hawass.
Các nhà khảo cổ Ai Cập đã khởi động dự án ScanPyramids, sử dụng một số kỹ thuật không xâm lấn và không phá hủy để tìm hiểu rõ hơn về cấu trúc của Đại kim tự tháp và quá trình xây dựng.
Dự án đã có bước đột phá vào năm 2016 khi phát hiện ra một hốc nhỏ,chưa từng được biết đến ở mặt bắc của kim tự tháp. Một năm sau, các chuyên gia công bố phát hiện khoảng trống lớn, là đường hầm dài 30m chưa từng được biết đến trước đó bên trên căn phòng lớn nằm sát hầm mộ của pharaoh.
Trả lời trên báo Anh Express, ông Hawass nói về việc đã "biết trước" sự tồn tại của các khoảng trống lớn. “Nếu tìm hiểu về cách Đại kim tự tháp được xây dựng, ai cũng biết rằng nó có rất nhiều khoảng trống”.
“Chúng tôi hi vọng có thể tìm thấy xác ướp của pharaoh Khufu, là một trong những điều quan trọng nhất có thể được phát hiện trong những khoảng trống này”.
Có ba phòng được biết đến bên trong Đại kim tự tháp - phòng thấp nhất đã bị khoét sâu vào nền móng mà kim tự tháp trong quá trình xây dựng do chưa hoàn tất.
Ông Hawass tin rằng, có một số khám phá tuyệt vời đang chờ đón các nhà khảo cổ. “Tôi tin rằng căn phòng chứa xác ướp pharaoh Khufu chưa được tìm thấy. Tất cả 3 căn phòng trên chỉ là để đánh lừa những kẻ trộm. Kho báu của pharaoh vẫn còn được cất giấu bên trong Đại kim tự tháp”, ông Hawass nói.
Đại kim tự tháp Giza vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá.
“Không có kim tự tháp nào trong số các kim tự tháp ở Ai Cập có loại cửa với tay cầm bằng đồng. Thực sự, tôi tin rằng vẫn còn điều bí ẩn đằng sau”, ông Hawass nói thêm.
Khi các biện pháp phòng dịch Covid-19 được dỡ bỏ ở Ai Cập, các nhà khảo cổ có thể sẽ đạt được bước đột phá lớn, theo Express.
Theo BBC Science Focus, trước khi phải tạm ngừng hoạt động vì đại dịch, các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát hiện khoảng trống lớn có kích thước dài hơn ước tính ban đầu, lên tới 40 mét.
“Nhiều bí mật ẩn chứa bên trong một số cấu trúc nhân tạo và tự nhiên lâu đời nhất thế giới có thể bắt đầu được tiết lộ sau chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 ở Ai Cập”, BBC cho biết.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
