Khó sản xuất huyết thanh thử nghiệm ZMapp kháng virus Ebola

Loại huyết thanh ZMapp kháng virus Ebola được dùng thử nghiệm cho hai bệnh nhân người Mỹ đầu tiên là bác sỹ Kent Brantly và Nancy Writebol rất khó để sản xuất trên quy mô lớn.

Đây là nhận định của giới chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ.

Được biết đến dưới cái tên ZMapp, loại huyết thanh gồm ba kháng thể này được điều chế từ lá cây thuốc lá đã biến đổi gene, vốn phải mất nhiều tuần để phát triển.

Ba lọ huyết thanh ZMapp đã được gửi gấp đến Liberia để điều trị cho hai bác sỹ nhiễm bệnh nói trên khi họ đang thực hiện nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân mắc Ebola tại nước này.

Đáng ngạc nhiên, sức khỏe của cả hai bác sỹ đều cải thiện rõ rệt và hiện đang được điều trị cách ly tại một bệnh viện ở Atlanta (Georgia).


Người dân Liberia đọc thông báo về dịch bệnh Ebola tại một trung tâm y tế cộng đồng ở Monrovia ngày 31/7. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giám đốc Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm của Mỹ Anthony Fauci cho biết các dữ liệu thu được từ thử nghiệm ZMapp trên động vật nhiễm Ebola là rất tốt và việc sử dụng loại huyết thanh này ở hai bệnh nhân trên đã mở ra hy vọng tích cực về khả năng ZMapp có thể kháng virus Ebola.

Tuy nhiên, ông Fauci nhấn mạnh rằng hiện giới chuyên gia y tế chưa thể khẳng định rằng loại thuốc thử nghiệm trên “đặc biệt hứa hẹn” với việc kháng virus Ebola.

Ngoài ra, thuốc mới được thử nghiệm chỉ trên hai bệnh nhân nên lại phải rất thận trọng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc dùng thuốc trong điều trị bệnh.

Cho đến nay, chưa có bất kỳ loại thuốc hoặc vắcxin nào trên thị trường thế giới có thể kháng hiệu quả virus Ebola gây sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau cơ, suy hô hấp và đôi khi gây xuất huyết này.

Hồi tháng Một, huyết thanh ZMapp lần đầu tiên được xác định là “ứng cử viên tiềm năng nhất” có thể kháng lại Ebola, song vẫn chưa có được những thử nghiệm an toàn trên người.

Hiện việc điều chế loại huyết thanh này rất khó khăn và các chuyên gia y tế đang nỗ lực để mở rộng quy mô sản xuất thuốc càng sớm càng tốt.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kể từ khi bùng phát hồi tháng Hai vừa qua tại Tây Phi, đến nay virus Ebola đã khiến 887 người tử vong.

Bất chấp nỗ lực của cộng đồng quốc tế, số ca nhiễm bệnh và tử vong không ngừng tăng lên tại khu vực này do các điều kiện yếu kém về chăm sóc y tế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News