Khoa học đánh thức virus 48.500 năm tuổi "ngủ quên" vì lý do bất ngờ

Một số virus cổ đại bị giam giữ trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia kể từ Kỷ băng hà đã được hồi sinh nhằm đối phó với những hệ quả của biến đổi khí hậu.

Những nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng sự tan chảy ồ ạt của các sông băng do hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể gây ra những tác động sâu sắc đến hành tinh và con người. Đáng chú ý trong số đó là nguy cơ "đánh thức" những virus cổ xưa từ lớp băng vĩnh cửu.

Một dự án mới đây được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Aix-Marseille, Pháp, 13 loại virus thuộc 5 dòng khác nhau đã được thu thập ở Siberia - vùng Viễn Đông băng giá của nước Nga.

Khoa học đánh thức virus 48.500 năm tuổi ngủ quên vì lý do bất ngờ
Biến đổi khí hậu dẫn đến băng tan sẽ kéo theo những hệ lụy khôn lường. (Ảnh: Getty).

Cá biệt trong số đó là một loại virus đã "ngủ quên" trong lớp băng vĩnh cửu có tuổi đời lên tới xấp xỉ 48.500 năm. Theo Iflscience đăng tải hôm 23/11, đây là kỷ lục thế giới mới về loại virus lâu đời nhất từng được hồi sinh.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng "đánh thức" 3 loại virus mới từ một mẫu phân voi ma-mút đông lạnh có tuổi đời ít nhất 27.000 năm tuổi, và 2 loại virus được phân lập từ trong dạ dày đông lạnh của một con sói Siberia.

Theo các nhà nghiên cứu, những virus này mặc dù nằm trong tầng băng vĩnh cửu, nhưng đều chứa trùng amíp nguy hiểm, dù ít hơn những mẫu đơn bào sống trong đất và nước.

Những thí nghiệm sau đó chỉ ra rằng virus vẫn có khả năng xâm nhập tế bào và nhân lên, cũng như trở thành mầm bệnh truyền nhiễm sau khi được đưa vào môi trường thích hợp.

Khoa học đánh thức virus 48.500 năm tuổi ngủ quên vì lý do bất ngờ
Nhiều virus cổ đại vẫn "ngủ quên" dưới lớp băng vĩnh cửu, chờ ngày được đánh thức. (Ảnh minh họa: BBC).

Ở phần mô tả cho công trình nghiên cứu, GS. Jean-Michel Claverie, một trong những tác giả chính cho biết việc thu thập những mẫu virus cổ đại là điều vô cùng quan trọng, nhưng lại có rất ít nghiên cứu đã được công bố về chủ đề này.

Bà giải thích rằng khoa học cần phải tập trung nhiều hơn nữa vào những virus này, bởi tình trạng biến đổi khí hậu có nhiều khả năng sẽ đánh thức chúng từ lớp băng vĩnh cửu tại nhiều khu vực trên thế giới.

"Những đại dịch virus được ghi nhận gần đây cho thấy con người luôn cần một thời gian nhất định để nghiên cứu và tạo ra vắc xin, cũng như kháng thể tự nhiên để chống lại chúng", GS. Claverie cho biết.

"Do đó, việc tính trước khả năng những virus cổ đại sẽ tìm đường quay trở lại và lây nhiễm, thậm chí trở thành đại dịch, là điều cần được cân nhắc ngay từ bây giờ".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bộ gene thực vật lâu đời nhất: Bất ngờ lại là của một loài quả ngọt ngày nay ăn rất nhiều

Bộ gene thực vật lâu đời nhất: Bất ngờ lại là của một loài quả ngọt ngày nay ăn rất nhiều

Các nhà khoa học đã giải trình tự DNA của một quả dưa hấu cổ đại và phát hiện ra rằng nó có chứa bộ gene thực vật lâu đời nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 20/11/2022
Phát hiện cây xanh có chất độc gấp 6.000 lần xyanua trong bồn hoa công cộng

Phát hiện cây xanh có chất độc gấp 6.000 lần xyanua trong bồn hoa công cộng

Người phụ nữ phát hiện loại cây có chất độc gấp 6.000 lần xyanua trong khu vực trồng hoa nơi công cộng ở Conwy, North Wales.

Đăng ngày: 17/11/2022
Phát hiện loài ong phong lan mới tại Mexico

Phát hiện loài ong phong lan mới tại Mexico

Các nhà côn trùng học đã mô tả một loài mới thuộc chi ong phong lan tân nhiệt đới Eufriesea từ Islas Marías của Bang Nayarit, Mexico ở Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 15/11/2022
Tuổi thọ ong mật giảm hơn một nửa so với 50 năm trước

Tuổi thọ ong mật giảm hơn một nửa so với 50 năm trước

Một nghiên cứu mới của các nhà côn trùng học Đại học Maryland cho thấy tuổi thọ của các cá thể ong mật được nuôi trong phòng thí nghiệm ngắn hơn một nửa so với những năm 1970.

Đăng ngày: 15/11/2022
Top 6 loại cây cảnh thủy sinh nên đặt trên bàn làm việc

Top 6 loại cây cảnh thủy sinh nên đặt trên bàn làm việc

Trang trí nơi làm việc với cây cảnh thủy sinh sẽ giúp điều hòa không khí và mang đến may mắn, tài lộc.

Đăng ngày: 14/11/2022
Khoảnh khắc virus di chuyển trước khi tấn công tế bào

Khoảnh khắc virus di chuyển trước khi tấn công tế bào

Các nhà nghiên cứu của Đại học Duke (Mỹ) đã ghi lại được đoạn phim 3D thời gian thực đầu tiên cảnh virus đang di chuyển, ngay trước khi chúng tấn công một tế bào.

Đăng ngày: 14/11/2022
Cây biến đổi gene giảm ô nhiễm tương đương 30 máy lọc khí

Cây biến đổi gene giảm ô nhiễm tương đương 30 máy lọc khí

Công ty khởi nghiệp Neoplants ở Paris biến đổi gene cây trầu bà để hoạt động với hiệu suất ngang 30 máy lọc khí, giúp giảm ô nhiễm trong nhà.

Đăng ngày: 14/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News