Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Tháng 7/2013, một người bạn kiêm đồng nghiệp của Trịnh Gia Lệ đã nhờ anh đi khảo sát ngoại ô phía đông thành phố Nghĩa Ô (Chiết Giang, Trung Quốc).

Khu di tích này ban đầu là một nghĩa trang nhỏ trên sườn đồi, những ngôi mộ cổ nằm rải rác xen lẫn với mộ hiện đại.

Thời điểm đó, toàn bộ khu vực này được san lấp để mở đường cho phát triển dự án bất động sản. Trịnh Gia Lệ đến đúng lúc nhìn thấy một chiếc máy xúc đang cào xuống nền đất và cắt đứt góc của một ngôi mộ gạch.

4-5 công nhân cởi trần lao vào bắt đầu khai quật, đám đông tụ tập xung quanh và tranh luận về những thứ ẩn giấu bên trong.

Một giờ sau, khai quật hoàn tất. Ngôi mộ chứa một phần bộ xương của người phụ nữ từ triều đại nhà Thanh (1644-1911), nhưng không có văn bia tưởng niệm nào thể hiện danh tính.

Người xem lắc đầu, thở dài và bắt đầu tản ra. Một số người tỏ ra khó chịu với cái mà họ gọi là “ăn xin nhà Thanh”, nói rằng trong mộ không có các hiện vật thú vị và phàn nàn công việc bị gián đoạn vào một ngày nắng nóng như vậy.

Bộ hài cốt được cho vào túi ni lông và đặt bên đường. Trịnh Gia Lệ muốn tìm một nơi vắng vẻ để an táng cô ấy trở về với đất. Nhưng chủ thầu nói với anh rằng giá đất ở khu vực này có giá lên tới vài triệu tệ, có nghĩa là cô ấy khó có thể yên ổn dưới đất lâu dài, mà tiếp tục bị dự án xây dựng khác làm phiền.

Các nhà khảo cổ học ở Chiết Giang thường nói về “Ba bông hoa vàng” của tỉnh:

  • Hà Mẫu Độ - di tích khảo cổ thời kỳ đồ đá mới quan trọng ở miền nam Trung Quốc được xây dựng từ 5.000 đến 7.000 năm trước.
  • Lương Chử - kho tàng hiện vật thời đồ đá mới và là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận có niên đại từ 3.300-2.300 năm TCN.
  • Các lò sứ Việt Châu và Long Tuyền đã mang lại cho tỉnh biệt danh “Quê hương của sứ men ngọc”.

Sau một thập kỷ vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 khai quật ở Hà Mẫu Độ, Lương Chử và lò sứ Việt Châu, Trịnh Gia Lệ thấy mình ngày càng bị cuốn hút vào việc đào mộ.

Những ngôi mộ là nơi chết chóc, là chủ đề cấm kỵ ngay cả ở Trung Quốc ngày nay, nhưng chúng cũng tràn đầy “sức sống” đối với người đam mê khảo cổ.

Những ngôi mộ đều khác nhau. Mỗi nơi chứa một cá thể đặc biệt, mỗi ngôi mộ sẽ đưa bạn quay ngược thời gian trở lại hàng trăm năm hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ. Nơi đó thấm đẫm cả máu lẫn thịt của chủ mộ; khai quật là để giao tiếp với họ, nói chuyện với họ và đưa câu chuyện của họ vào cuộc sống.

Mặc dù Chiết Giang là một trung tâm kinh tế trong nhiều thế kỷ, nhưng rất ít nhân vật nổi tiếng trong lịch sử được chôn cất ở đây và những khám phá khảo cổ hiếm khi thu hút sự chú ý của công chúng.

Các ngôi mộ từ thời kỳ đáng chú ý nhất trong lịch sử Chiết Giang, triều đại Nam Tống (1127–1279), thường đơn giản. Không có chạm khắc đá, tranh tường, hoặc các đồ trang trí trên tường khác, ít đồ tùy táng tinh vi để thu hút sự chú ý của người ngoài như các nhà sử học nghệ thuật.

Song khẳng định những ngôi mộ thời Tống nhàm chán là bỏ lỡ ý nghĩa lớn hơn của chúng. Các lăng mộ từ triều đại Tiền Tần (221-206 TCN) và Hán (206 TCN-220 SCN) chứa vô số vật dụng trong cuộc sống hàng ngày của người quá cố. Tuy nhiên, nhà Tống xuất hiện sự trỗi dậy của các nhà Nho theo trường phái Tân Nho giáo khắc khổ tiết kiệm. Họ tránh xa tài sản trần thế và loại bỏ nhiều điều mê tín để về thế giới bên kia.

“Ngôi mộ của họ thường trống rỗng, ngoại trừ một vài vật dụng cá nhân như dụng cụ viết và quần áo. Đây không phải vì nghèo đói, mà là sự logic khi đối mặt với cái chết” - nhà khảo cổ học Trịnh Gia Lệ.

Khảo cổ học thực địa đương đại của Trung Quốc có thể được chia thành hai loại khai quật: Các cuộc khai quật “chủ động” để giải quyết một số câu hỏi học thuật nhất định, khai quật “phục hồi” để cứu vớt những di tích lịch sử khỏi ngành xây dựng.

Việc khai quật các ngôi mộ thời Tống thuộc loại sau. Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đẩy mạnh đô thị hóa. Sự phát triển của đường cao tốc, đường sắt và tàu điện ngầm đã khiến những tàn tích và khu chôn cất trên khắp đất nước “trỗi dậy”. Những người như Trịnh Gia Lệ làm công việc khai quật “phục hồi” để thu hồi các hiện vật trước khi chúng bị phá hủy bởi máy xúc và đất đá.

Lời trần tình của kẻ khai quật mộ cổ
Quan tài của Triệu Bác Vân được khai quật.

Không phải tất cả các cuộc khai quật này đều gây phản cảm như cuộc khai quật ngoại ô Nghĩa Ô. Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài một tuần vào năm 2016, một người dân ở Hoàng Nham (Đài Châu) đã phát hiện ra một ngôi mộ chứa quan tài và báo cáo cho chính quyền.

Khi đến nơi, Trịnh Gia Lệ phát hiện không có cách nào để mở quan tài, cần được vận chuyển đến một bảo tàng gần đó để kiểm tra toàn bộ. Trước đó, Trịnh Gia Lệ xả hết nước bên trong quan tài.

Người dân xung quanh tỏ vẻ khó hiểu. “Quan tài gần như nguyên vẹn. Tại sao có nước?”. Trịnh Gia Lệ giải thích sau khi quan tài được chôn cất, nước ngầm sẽ thấm qua gỗ. Trong suốt quãng đường 30km lái xe đến bảo tàng, những thứ bên trong sẽ đổ ra xung quanh, làm hư hại hiện vật. Đây là bài học xương máu của Trịnh Gia Lệ trong sự nghiệp khảo cổ của mình.

Trịnh Gia Lệ mượn một cái khoan và đục một lỗ dưới đáy quan tài. Nước bắt đầu tuôn ra. Lúc đầu, anh nghĩ chỉ mất khoảng nửa giờ, nước không có dấu hiệu ngừng chảy. Thế là anh đã đục thêm 2 lỗ nữa và mất hết 6 giờ để thoát nước hoàn toàn.

Lời trần tình của kẻ khai quật mộ cổ
8 lớp quần áo được phát hiện trong lăng mộ của Triệu Bác Vân.

Khi Trịnh Gia Lệ đưa quan tài đến bảo tàng và mở nó ra, bên trong là một thi thể mặc 8 lớp quần áo và xung quanh là một đống trang phục bao gồm lụa, vải tuyn và vải thêu. Đó là một tủ quần áo đầy đủ của quý tộc triều Tống - một khám phá độc đáo và chưa từng có.

Người nằm trong quan tài là Triệu Bác Vân (1155-1216), hậu duệ của Triệu Khuông Dận (927-976), là vị Hoàng đế khai quốc của triều đại Nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ngôi mộ của ông là ví dụ duy nhất được bảo quản tốt có niên đại từ triều đại nhà Tống ở tỉnh Chiết Giang mà không bị cướp trước khi khai quật.

“Người khai quật lăng mộ cổ hiếm khi "ngồi trên các bài báo hàng đầu" và công việc của chúng tôi không có gì hấp dẫn. Nhưng được lang thang giữa nơi giao thoa giữa sự sống và cái chết thật sự là điều hiếm có và đặc biệt”, Trịnh Gia Lệ nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu lịch sử có đảo lộn khi phát hiện gian bếp 780.000 năm của người khác loài ở Biển Chết?

Liệu lịch sử có đảo lộn khi phát hiện gian bếp 780.000 năm của người khác loài ở Biển Chết?

Một nhóm khoa học gia quốc tế làm việc ở khu vực phía Bắc Biển Chết tuyên bố đã tìm thấy những dấu hiệu sớm nhất về việc nấu ăn.

Đăng ngày: 16/11/2022
Sông cạn trơ đáy làm lộ ra di tích cổ, người dân đổ xô đi đào kho báu

Sông cạn trơ đáy làm lộ ra di tích cổ, người dân đổ xô đi đào kho báu

Những ngày này người dân ở thành phố Cám Châu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đang đổ xô đi đào cổ vật ở 2 con sông cạn trơ đáy sau hạn hán.

Đăng ngày: 16/11/2022
Bất ngờ khi tái sinh cơ thể cô gái Ai Cập 3.000 tuổi mang hình xăm

Bất ngờ khi tái sinh cơ thể cô gái Ai Cập 3.000 tuổi mang hình xăm

Các nhà khoa học đã tái hiện lại hoàn hảo vùng eo lưng mềm mại được trang trí hình xăm kỳ lạ của 2 cô gái Ai Cập được ướp xác vào khoảng 3.000 năm về trước.

Đăng ngày: 16/11/2022
Phát hiện gây sốc: Một quái vật tưởng hiền lành nhưng thực chất đã tiêu diệt 70% sinh vật Trái đất

Phát hiện gây sốc: Một quái vật tưởng hiền lành nhưng thực chất đã tiêu diệt 70% sinh vật Trái đất

Đi ngược thời gian về kỷ Devon, thời đại thảm khốc nhất với hàng loạt cuộc đại tuyệt chủng, các nhà khoa học đã xác định được thủ phạm vô cùng bất ngờ, là thứ vẫn tồn tại trên Trái đất ngày nay.

Đăng ngày: 15/11/2022
Nghiên cứu cho thấy: Thành phố Maya cổ đại có hình dáng giống cá sấu

Nghiên cứu cho thấy: Thành phố Maya cổ đại có hình dáng giống cá sấu

Thành phố Nixtun-Ch'ich' có sức chứa hàng nghìn cư dân của người Maya cổ đại trông như một con cá sấu khi nhìn từ trên cao.

Đăng ngày: 15/11/2022
Tìm thấy hộp sọ bị khoan lỗ 3.200 năm trước ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tìm thấy hộp sọ bị khoan lỗ 3.200 năm trước ở Thổ Nhĩ Kỳ

Hộp sọ bị khoan lỗ có thể vì lý do tôn giáo hoặc y học, nhưng chưa rõ người này có sống sót sau phẫu thuật hay không.

Đăng ngày: 14/11/2022
Bóng ma bộ lạc trẻ em khác loài hiện ra sau 296.000 năm ở châu Âu

Bóng ma bộ lạc trẻ em khác loài hiện ra sau 296.000 năm ở châu Âu

Bóng ma của những cá thể người chưa trưởng thành in trên vách đá El Asperillo ở Công viên Quốc gia Doñana (Tây Ban Nha) vừa được xác định là không thuộc của loài người tinh khôn chúng ta.

Đăng ngày: 14/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News