Nghiên cứu cho thấy: Thành phố Maya cổ đại có hình dáng giống cá sấu

Thành phố Nixtun-Ch'ich' có sức chứa hàng nghìn cư dân của người Maya cổ đại trông như một con cá sấu khi nhìn từ trên cao.

Thành phố Nixtun-Ch'ich' có niên đại hơn 2.500 năm với bố cục hình bàn cờ độc đáo. Nằm trên rìa phía tây nam của hồ Petén Itzá, ngày nay là khu Petén, Guatemala, Nixtun-Ch'ich' là khu dân cư lớn và mạnh nhất trong vùng dưới thời tiền cổ điển, thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến từ quần thể săn bắt - hái lượm sang xã hội nông nghiệp phức tạp hơn, Newsweek hôm 13/11 đưa tin.


Bản đồ thành phố Nixtun-Ch'ich' nhìn từ trên cao. (Ảnh: Timothy Pugh)

Đặc điểm nổi bật nhất của thành phố là khu đô thị hình bàn cờ, được xây dựng vào khoảng năm 800 - 500 trước Công nguyên hoặc thậm chí sớm hơn. Các ô bàn cờ tập trung trên con đường dài 3,2km gồm 21 tòa nhà nằm theo hướng đông nam, có thể hướng thẳng về phía Mặt Trời mọc vào một số ngày trong năm, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Frontiers in Political Science. Prudence Rice, giáo sư nhân chủng học ở Đại học Nam Illinois, thành viên nhóm nghiên cứu, cho rằng thiết kế khách thường của thành phố Nixtun-Ch'ich' trông giống tấm lưng cá sấu.

Cá sấu đóng vai trò quan trọng đối với người Maya và đại diện cho nhiều thứ, theo Timothy Pugh, giáo sư nhân chủng học ở Trường Queens, Đại học Thành phố New York, cộng sự của Rice ở Nixtun-Ch'ich'. Ngoài gắn liền với đổi mới chu kỳ mùa, cá sấu còn là biểu tượng của sinh sản và tái sinh. Cá sấu trong tự nhiên sinh sống ở hai môi trường là trên cạn và dưới nước, do đó đại diện cho tính đối ngẫu trong vũ trụ học ở Trung Bộ châu Mỹ cổ đại.

Theo Rice, thiết kế của thành phố Nixtun-Ch'ich' có ý nghĩa tinh thần to lớn, mô phỏng cá sấu trong truyền thuyết, minh họa vai trò của sức mạnh lý tưởng trong sự phát triển xã hội phức tạp. Dù khu vực này ngày nay nằm trên bán đảo nhô ra giữa hồ Petén Itzá và phủ đầy cỏ dại, nghiên cứu trong vài thập kỷ qua của Pugh và Rice hé lộ địa hình của thành phố cổ. Bản đồ tạo bởi dữ liệu GPS cho thấy hình dạng cấu trúc bên trong thành phố với mạng lưới gồm nhiều đường thẳng. Di chỉ trông như một con cá sấu với hình dạng đối xứng hai bên và các khu phố trông như phần lưng đầy vảy của con vật.

Theo Pugh, thành phố Nixtun-Ch'ich' là ví dụ duy nhất về di chỉ khảo cổ từ thời Maya được xây dựng phỏng theo cá sấu. Nhưng nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh cần tìm thêm bằng chứng như đồ tạo tác hay tác phẩm nghệ thuật mô tả thành phố bên cạnh một con cá sấu để củng cố giả thuyết thiết kế trên nằm trong chủ ý xây dựng của người Maya cổ đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Cuộc giải cứu

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen

Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Đăng ngày: 02/05/2025
Kỹ thuật mới giúp giải phóng

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi

Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Đăng ngày: 29/04/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News