Khoa học lý giải các thói quen ăn uống xấu mà mọi người vẫn nghĩ là lành mạnh

Không phải loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe thì bạn đều có thể cho rằng mình ăn bao nhiêu cũng được.

Bất ngờ với những thói quen ăn uống xấu mà mọi người vẫn nghĩ là lành mạnh

1. Cà rốt

Khoa học lý giải các thói quen ăn uống xấu mà mọi người vẫn nghĩ là lành mạnh

Cà rốt chứa rất nhiều beta-carotene, thứ mà cơ thể bạn sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Nhưng cơ thể bạn sẽ không bao giờ dư thừa vitamin A, vì cơ thể sẽ chỉ chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A khi cần thiết. Và thật không may, nếu ăn quá nhiều cà rốt, beta-carotene dư thừa trong cơ thể lại có thể gây ra chứng caroten trong máu cao, một căn bệnh sẽ làm cho làn da của bạn trở nên vàng hơn. Bệnh này không gây hại quá nhiều và sẽ dần biến mất khi số carotene dư thừa được xử lý, nhưng rõ ràng là không nên tự mang lại gánh nặng cho cơ thể vì một quan niệm ăn uống sai lầm.

2. Trà Kombucha

Khoa học lý giải các thói quen ăn uống xấu mà mọi người vẫn nghĩ là lành mạnh

Nếu bạn chưa biết thì Kombucha là một loại trà lên men nhờ có con giống Scoby - một loại nấm men được nuôi trong nước trà (trà đen hoặc trà xanh) có đường, để tạo ra loại đồ uống sủi bọt có tính axit nhẹ. Vì thế, loại đồ uống này cũng được gọi là trà Kombucha.

Món đồ uống bắt nguồn từ Trung Quốc này đã chinh phục thế giới ẩm thực hàng ngàn năm qua, đi kèm với các lợi ích về đường tiêu hóa và được cho là sẽ làm tăng vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, nó cũng chứa một hợp chất gọi là FODMAP (viết tắt của "Fermentable Oligo-, Di-, Mono-sacarides và Polyols). Đây là sản phẩm phụ của quá trình lên men và nếu tiêu thụ với số lượng lớn, chúng có thể gây ra chứng đầy hơi và rối loạn tiêu hóa.

3. Nước

Khoa học lý giải các thói quen ăn uống xấu mà mọi người vẫn nghĩ là lành mạnh

Uống nhiều nước là tốt. Nhưng quá nhiều nước có thể tạo ra sự mất cân bằng điện giải, do các ion natri và kali tự do bị thất thoát do việc tiết mồ hôi và đi vệ sinh. Một hậu quả khác cực đoan hơn là sự tích tụ nước trong não khiến nó sưng lên và tăng áp lực lên hộp sọ. Mặc dù rất hiếm nhưng cả hai trường hợp này đã được nhìn thấy ở các vận động viên, những người thường xuyên cảm thấy họ cần phải bù nước sau một buổi tập dài hoặc ở những người có vấn đề về thận.

4. Quả bơ

Khoa học lý giải các thói quen ăn uống xấu mà mọi người vẫn nghĩ là lành mạnh

Bơ chứa chất xơ và rất nhiều vitamin. Nó cũng có thể giúp bạn giảm cholesterol xấu (LDL) và duy trì các tế bào của cơ thể do hàm lượng chất béo đơn bão hòa cao. Nhưng... béo vẫn là béo. Một quả bơ chứa 240 calo, chiếm khoảng 10% tới 20% lượng calo lý tưởng của một người bình thường. Ăn quá nhiều calo có thể dẫn đến các vấn đề tắc nghẽn động mạch. Bơ cũng là một loại thực phẩm thuộc nhóm FODMAP cao, nghĩa là chúng chứa carbohydrate có thể không được tiêu hóa hoặc hấp thụ tốt. Một người nên ăn khoảng một nửa hoặc tối đa 1 quả bơ mỗi ngày.

5. Củ cải đường

Khoa học lý giải các thói quen ăn uống xấu mà mọi người vẫn nghĩ là lành mạnh

Củ cải đường là một nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Nó cũng chứa nhiều oxit nitric mà cơ thể bạn sẽ chuyển đổi thành nitrat để giúp giảm huyết áp. Nhưng chất này sau đó có thể được chuyển thành nitrosamine cũng được tìm thấy trong thịt, có nghĩa là nó có thể tăng nguy cơ gây ung thư thực quản hoặc dạ dày. Bởi vì điều này, tốt nhất là tránh kết hợp một lượng lớn củ cải đường và thịt đỏ khi nấu ăn.

6. Rong biển

Khoa học lý giải các thói quen ăn uống xấu mà mọi người vẫn nghĩ là lành mạnh

Rong biển là một ví dụ hiếm hoi của một loại sản phẩm phi động vật nhưng lại giàu vitamin B12, làm cho nó trở thành một thứ thay thế tuyệt vời cho thịt trong chế độ ăn chay. Nó cũng đã được quảng bá như một siêu thực phẩm có thể giúp bạn giảm cân nhờ hàm lượng i-ốt cao và chất xơ. Nhưng một lượng i-ốt cao có thể dẫn đến các vấn đề về tuyến giáp và thậm chí... tăng cân. Rong biển cũng có thể chứa một lượng lớn kim loại nặng tùy thuộc vào nơi nó được trồng và phát triển.

7. Đậu nành và các dẫn xuất của nó

Khoa học lý giải các thói quen ăn uống xấu mà mọi người vẫn nghĩ là lành mạnh

Thực phẩm chế biến từ đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng bao gồm vitamin B, chất xơ, kali, magiê và protein chất lượng cao. Nó được coi là một loại protein hoàn chỉnh vì chứa tất cả 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tạo ra. Nhưng nếu bạn đang phải thay đổi chế độ ăn uống gần đây do các vấn đề về tuyến giáp, hãy cẩn thận. Đậu nành có thể can thiệp vào các loại thuốc nội tiết tố được sử dụng để điều trị suy giáp ở bệnh nhân nữ. Mặc dù các nghiên cứu không đưa ra kết luận hậu quả rõ ràng, nhưng nó đáng để theo dõi một cách cẩn thận.

8. Hạt chia

Khoa học lý giải các thói quen ăn uống xấu mà mọi người vẫn nghĩ là lành mạnh

Mặc dù hạt chia đã và đang được bán như một siêu thực phẩm vì hàm lượng omega-3 cao, nhưng cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy các lợi ích về sức khỏe của chúng, đặc biệt liên quan đến các bệnh tim mạch. Omega 3 chứa trong hạt chia khó hấp thụ hơn loại được cung cấp bởi cá hồi, tính theo trọng lượng. Và đáng chú ý nhất là 100 gram hạt chia chứa khoảng 500 calo, tương đương với một chiếc bánh hamburger trong cửa hàng thức ăn nhanh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cầu tre dài nhất thế giới, làm từ 66.000 tấm ván tre

Cầu tre dài nhất thế giới, làm từ 66.000 tấm ván tre

Với chiều dài gần 5km, đây cũng là cây cầu tre dài nhất thế giới, dự kiến mở cửa đón khách vào giữa tháng 6 tới đây.

Đăng ngày: 12/06/2020
Hơi cay - Vũ khí phi sát thương nguy hiểm

Hơi cay - Vũ khí phi sát thương nguy hiểm

Những vũ khí như đạn cao su, lựu đạn gây choáng hay hơi cay dù được gọi là phi sát thương nhưng cũng có thể gây nguy hiểm đáng kể.

Đăng ngày: 12/06/2020
Biến mèo thành điện thoại, sự thật khó tin nhưng có thật trong lịch sử

Biến mèo thành điện thoại, sự thật khó tin nhưng có thật trong lịch sử

Năm 1929, hai nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton, Mỹ đã tiến hành thực nghiệm biến đổi mèo thành điện thoại gây sửng sốt.

Đăng ngày: 12/06/2020
Khoa học lý giải những điều chúng ta vẫn làm sai mỗi ngày mà không hề nhận ra

Khoa học lý giải những điều chúng ta vẫn làm sai mỗi ngày mà không hề nhận ra

Khoa học đã chứng minh rằng rất nhiều thói quen hàng ngày có thể gây hại cho sức khỏe hơn là có lợi.

Đăng ngày: 11/06/2020
Làm thế nào đo được nơi sâu nhất Trái đất?

Làm thế nào đo được nơi sâu nhất Trái đất?

Làm thế nào khoa học xác định được đây là điểm sâu nhất Trái Đất, cũng như đo độ sâu ở đó?

Đăng ngày: 11/06/2020
Tượng “Thiếu nữ ngủ say dưới đất” khiến nhiều người “sợ mất dép”

Tượng “Thiếu nữ ngủ say dưới đất” khiến nhiều người “sợ mất dép”

Nếu đến đây vào những ngày trời âm u, người yếu bóng vía có thể hoảng hồn khi nhìn thấy bức tượng “thiếu nữ ngủ say” nằm dưới đất.

Đăng ngày: 11/06/2020
Chỉ còn 1/5 vùng đất trên hành tinh chưa khai phá

Chỉ còn 1/5 vùng đất trên hành tinh chưa khai phá

Con người đã khai phá hầu hết các nơi trên hành tinh. Và giờ đây, theo tính toán của các nhà nghiên cứu, chỉ còn 1/5 vùng đất không có băng trên Trái đất là chưa bị ảnh hưởng bởi con người.

Đăng ngày: 11/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News