Khoa học qua những hình ảnh kỳ vĩ
Những bức ảnh có vẻ đẹp kỳ vĩ đôi khi khiến người xem rợn ngợp, nhưng đó là những dấu ấn vô giá trong hành trình khai mở bí ẩn tự nhiên.
Bức ảnh bề mặt Sao Thủy được một tàu vũ trụ của NASA chụp trong lần thứ ba nó tiếp cận hành tinh này. Con tàu này đã chụp tổng cộng 11 bức ảnh. Những bức ảnh này sẽ được dùng để nghiên cứu sự thay đổi trên bề mặt Sao Thủy. (Ảnh: NASA)
Bức ảnh này cho thấy một vụ va chạm giữa một mảnh thiên thạch có kích thước khá lớn với Sao Thủy. Vụ va chạm này đã tạo ra một tròn vòng đôi trên bề mặt Sao Thủy. Chúng ta có thể quan sát được bề mặt phía trong vòng tròn nhỏ có phần phẳng hơn so với phần bên ngoài. Đây là kết quả của sự phun trào dung nham sau cú va chạm. (Ảnh: NASA)
Hình ảnh của một trong hai con hổ trắng 12 ngày tuổi hiện đang được nuôi dưỡng tại công viên Belgrade, Serbia. Đây là loài sư tử rất hiếm, chỉ xuất hiện ở vùng Timbavati, Nam Phi. (Ảnh: Srdjan Ilic)
Bàn tay này xuất hiện trong cuộc thi Sáng tạo robot dành cho sinh viên ngành cơ khí ở Mỹ. Thiết bị này sử dụng không khí nén để tạo là lực nắm cho bàn tay. Chính vì sử dụng không khí nén nên nó không đòi hỏi sử dụng mô tơ hoặc các bộ trợ lực đắt tiền khác – Giáo sư Dennis Hong, giám đốc cuộc thi, cho biết. (Ảnh: Đại học công nghệ Virginia)
Hình ảnh thiên hà 4402, được chụp bởi kính viễn vọng Hubble. Chính áp lực của gió đã tạo nên hình dáng cong của thiên hà này. (Ảnh: NASA)
Những chấm màu xanh là hình ảnh của đám bụi gas chuyển động với vận tốc hơn 9 triệu km/h xung quanh thiên hà 4522. Kính viễn vọng Hubble chụp hai bức ảnh này trước khi nó phải đóng cửa vì lý do trục trặc nguồn điện. Hiện nay kính viễn vọng này đang được sửa chữa. (Ảnh: NASA)
Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra quá trình di cư của cá chình. Bằng cách sử dụng thiết bị gắn lên loài cá này, họ đã tìm ra quãng đường di cư 3000 dặm từ bờ biển phía tây Ai-Len cho đến biển Sargasso của chúng. Các con số cho thấy cá chình bơi ở độ sâu 650 feet vào ban đêm và 2000 feet vào ban ngày. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính các dòng nước lạnh đã là nguyên nhân làm cho cá chình chậm lớn trước khi chúng đến biển Sargasso để bắt đầu sinh sản. (Ảnh: Bernt Rene Grimm)
Khi Barbara Campbell mới chỉ là thiếu nữ, cô cảm thấy khả năng nhìn của mình đang mất đi theo từng ngày. Và khi ở tuổi 30, cô đã bị mù hoàn toàn. Nhưng hiện tại, Campbell đang hợp tác với một dự án kéo dài 3 năm, nhằm mục đích mang lại ánh sáng cho những người mù. Các bác sĩ gắn điện cực lên hai mắt của cô, một camera nhỏ trên sống mũi và một bộ xử lý hình ảnh ở dưới hông. Bây giờ, Campbell đã có thể nhìn thấy một số hình ảnh đơn giản và bản thân mình trên gương. (Ảnh: Béatrice de Géa)
Bộ sưu tập hóa thạch này là một phần trong bộ xương của Ardi, một người vượn cổ, vừa được các nhà khảo cổ học tìm ra. Các chuyên gia nói rằng Ardipithecus đã vượt qua Lucy để trở thành người vượn cổ nhất từng được phát hiện. (Ảnh: David L. Brill)
Ardi là một con vượn cái, nó có thể cao 4 feet và nặng khoảng 120 pounds. Ardi có thể đi thẳng bằng hai chân nhưng cấu trúc xương bàn chân vẫn chưa hoàn chỉnh. Nó có cánh tay dài và bàn tay to để leo trèo. Bộ xương này được phát hiện dọc bờ sông Awash ở Ethiopia, gần nơi các nhà khoa học đã tìm ra Lucy vào năm 1974. (Ảnh: J. H. Matternes)