Khoa học từng bước giải mã hiện tượng nghe thấy "âm thanh từ cõi chết"
Một người có thể khẳng định rằng họ nghe thấy giọng nói của người chết. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu?
Khả năng tâm linh, thấu thị, biểu hiện bằng nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều mà người bình thường không thể luôn là những hiện tượng bí ẩn được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm.
Các nhà tâm linh thường có xu hướng báo cáo về tình trạng thính giác bất thường hơn là tích cực.
Trong đó, hiện tượng được cho là nghe thấy "giọng nói từ cõi âm" mới đây theo một nghiên cứu, thường gắn liền với các trạng thái không bình thường của sức khỏe, như hậu quả do stress, mắc bệnh liên quan tới thính giác từ khi còn nhỏ, hay sự nhảy cảm bất thường với các âm thanh.
Điều đặc biệt trong các báo cáo là chỉ có một phần nhỏ những người có thính giác nhạy bén nói rằng họ có khả năng tâm linh. Trong khi đó, nhiều trường hợp khác lại cảm thấy không được khỏe, và thậm chí có tiền sử về sức khỏe tâm thần.
"Các nhà tâm linh thường có xu hướng báo cáo về tình trạng thính giác bất thường hơn là tích cực. Những hiện tượng này bắt đầu từ khi còn nhỏ, nhưng dần trở nên có thể kiểm soát được", nhà tâm lý học Peter Moseley tại Đại học Northumbria (Anh) giải thích.
"Việc hiểu được những điều này là rất quan trọng vì nó có thể giúp chúng ta hiểu thêm về những trải nghiệm đau buồn hoặc không thể kiểm soát khi nghe thấy giọng nói".
Bằng cách khảo sát trực tiếp trên 143 người được tuyển chọn, Moseley kết luận rằng chỉ có chưa đầy một nửa những người theo thuyết tâm linh cho biết họ nghe thấy giọng nói "kỳ lạ" hàng ngày. Trong khi đó, có tới 79% thú nhận trải nghiệm này là một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Ngoài ra, những báo cáo cho rằng những người có thính giác bất thường dễ bị những trải nghiệm giống như ảo giác. Như vậy, kết quả này cho thấy việc nghe thấy "giọng nói từ cõi âm" ít có khả năng là kết quả do áp lực từ bạn bè, bối cảnh xã hội hoặc niềm tin đặc biệt vào những điều huyền bí.
Thay vào đó, những cá nhân này thường nghe theo chủ nghĩa tâm linh chủ yếu vì tư tưởng này phù hợp với kinh nghiệm của họ, hoặc có một ý nghĩa cá nhân đặc biệt nào đó đối với họ.
Các nhà khoa học tạm kết luận rằng các nghiên cứu trong tương lai cần khám phá nhiều hơn về bối cảnh văn hóa khác nhau để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa sự hấp thụ tín ngưỡng, niềm tin và trải nghiệm tâm linh kỳ lạ để giải mã rõ hơn về hiện tượng những "hồn ma thì thầm" bên tai một ai đó.

Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?
Chúng ta thường biết có 3 trạng thái của vật chất gồm rắn, lỏng và khí, các nguyên tử trong chất rắn dày đặc hơn chất lỏng và các nguyên tử trong chất lỏng lại dày đặc hơn chất khí.

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?
Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Than đá được hình thành như thế nào?
Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)
Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu
Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.
