Khoáng vật bí ẩn được phát hiện trong kim cương Nam Phi

Một hạt đá duy nhất nằm bên trong một viên kim cương chứa một khoáng chất chưa từng thấy trước đây vừa được các nhà khoa học phát hiện.

Chất mới này được cho có thể tiết lộ các phản ứng hóa học bất thường xuất hiện ở lớp phủ, lớp Trái đất nằm giữa lớp vỏ và lõi ngoài của hành tinh.


Khoáng vật kì lạ mới được phát hiện.

Các nhà khoa học cho biết đã khai quật những viên kim cương từ một núi lửa ở Nam Phi được gọi là Koffiefontein. Một trong những viên kim cương được tìm thấy, các nhà khoa học phát hiện có một sự đặc biệt đó là một màu xanh lá cây kì lạ nằm trong viên kim cương này, được lấy ở độ sâu 170km dưới lòng đất.

Họ đã đặt tên cho khoáng vật mới là "goldschmidtite" được chiết xuất từ ​​một viên kim cương của Nam Phi, tên gọi để vinh danh nhà hóa học nổi tiếng Victor Moritz Goldschmidt.

Toàn bộ lớp vỏ của Trái đất dày khoảng 2.900km. Áp lực và sức nóng mãnh liệt ở lớp phủ phía trên biến đổi các mỏ carbon thành những viên kim cương lấp lánh. Bằng cách phân tích các khoáng chất trong kim cương, các nhà khoa học có thể xem qua các quá trình hóa học xảy ra ở bên dưới lớp vỏ Trái đất.

Các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng, goldschmidtite có thành phần hóa học rất đặc biệt.

"Goldschmidtite có nồng độ niobi, kali, đất hiếm lanthanum và cerium cao, trong khi phần còn lại của lớp phủ bị chi phối bởi các nguyên tố khác, như magiê và sắt", đồng tác giả nghiên cứu Nicole Meyer, nghiên cứu sinh tại Đại học Alberta ở Canada, cho biết.

Kali và niobi chiếm phần lớn khoáng chất đặc biệt, có nghĩa là các nguyên tố tương đối hiếm được kết hợp với nhau và tập trung để tạo thành chất bất thường, mặc dù các nguyên tố lân cận khác có nhiều hơn.

"Goldschmidtite rất bất thường khi ở trong kim cương và cho chúng ta một bản chụp các quá trình chất lỏng ảnh hưởng đến phần rễ của các lục địa", nhà hóa học Graham Pearson, người hướng dẫn cho Nicole Meyer cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Ở những vùng ngập nước, người ta làm thế nào để xây móng cầu - nền tảng của mọi công trình?

Đăng ngày: 30/03/2025
Tại sao chúng ta lại có gỉ mũi?

Tại sao chúng ta lại có gỉ mũi?

Có rất nhiều điều đáng suy ngẫm trong cuộc sống, chẳng hạn như số phận của con người hay sự bao la rộng lớn của vũ trụ. Tuy nhiên, rất ít người trong số chúng ta dám đặt câu hỏi về gỉ mũi.

Đăng ngày: 30/03/2025
11 sự thật thú vị ít biết về tờ 100 Đô la Mỹ

11 sự thật thú vị ít biết về tờ 100 Đô la Mỹ

Có lẽ bạn biết tờ tiền 100 USD của Mỹ là loại tiền có mệnh giá lớn nhất ở Mỹ hiện nay. Bạn cũng có thể nhớ rằng tờ tiền này có hình ảnh khuôn mặt của Benjamin Franklin.

Đăng ngày: 29/03/2025
Sự khác nhau giữa những người dùng bán cầu não trái và phải

Sự khác nhau giữa những người dùng bán cầu não trái và phải

Bộ não của chúng ta được chia làm hai bán cầu, mỗi bên thực hiện các chức năng khác nhau. Và việc sử dụng nhiều bán cầu não phải hay trái nhiều hơn sẽ quyết định những kỹ năng và sở thích của chúng ta.

Đăng ngày: 28/03/2025
Xoáy nước là gì? Xoáy nước xuất hiện như thế nào?

Xoáy nước là gì? Xoáy nước xuất hiện như thế nào?

Nước sông đang chảy xiết, khi tới trụ cầu thì bị cản, nên phải lùi lại sau. Nhưng phía sau lại là dòng nước đang cuồn cuộn chảy tới, kéo nó chảy theo.

Đăng ngày: 28/03/2025
7 kỳ quan thế giới từng sụp đổ sẽ trông như thế nào nếu còn tồn tại đến ngày nay?

7 kỳ quan thế giới từng sụp đổ sẽ trông như thế nào nếu còn tồn tại đến ngày nay?

Để trả lời luôn: Nếu còn tồn tại, các công trình ấy sẽ chứng minh "kỳ quan" không phải là hư danh.

Đăng ngày: 28/03/2025
Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?

Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News