Khoảnh khắc sao Mộc bị "vật thể ngoài hành tinh" tấn công
Một nhà thiên văn nghiệp dư ghi lại khoảnh khắc một tảng đá không gian va chạm với sao Mộc, tạo ra tia sáng trên bề mặt hành tinh này.
Trong video mà José Luis Pereira - nhà thiên văn nghiệp dư Brazil ghi lại, tảng đá không gian va vào bầu khí quyền trên của sao Mộc và vỡ ngoạn mục.
"Lúc đầu, tội nhận thấy ánh sáng xuất hiện trên sao Mộc nhưng không chú ý tới nó", Pereira cho hay.
Chỉ sau khi nhập video vào chương trình được thiết kế để phát hiện các tác động lên Sao Mộc do Phòng thí nghiệm & Quan sát Ảo Hành tinh cung cấp, Pereira mới nhận ra thứ gì xuất hiện trong video là gì.
Tảng đá không gian va vào bầu khí quyền trên của sao Mộc và vỡ ngoạn mục.
Pereira chuyển phát hiện của mình cho chuyên gia Marc Delcroix tới từ Hiệp hội Thiên văn Pháp. Chuyên gia này xác nhận video của nhà thiên văn nghiệp dư Brazil ghi lại sự tương tác giữa một tảng đá không gian và sao Mộc.
Do sở hữu lực hấp dẫn cực mạnh, sao Mộc hút các vật thể nhỏ hơn về phía nó. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học ví hành tinh lớn thứ 2 của Hệ mặt trời là "máy hút bụi".
Vụ va chạm nổi tiếng nhất tới nay được ghi nhận là vào năm 1994 khi sao chổi Shoemaker-Levy lao về sao Mộc. Shoemaker-Levy bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ và dần dần rơi xuống tầng khí quyển trên của sao Mộc trong khoảng thời gian từ ngày 16/7 tới 22/7 năm đó.
Tác động của tảng đá không gian mới đây lên sao Mộc không lớn như tác động của Shoemaker-Levy, nhưng nó cũng khiến các nhà thiên văn học chú ý.
Bản thân Pereira cũng hết sức thích thú với khám phá của mình.
"Đối với tôi, đó là một khoảnh khắc vô cùng xúc động vì tôi đã tìm kiếm bản ghi về một sự kiện như vậy trong nhiều năm", Pereira cho hay.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
