Khoảnh khắc trạm ISS bay qua trên nền Mặt Trời

NASA chia sẻ bức ảnh tuyệt đẹp mô tả chiếc bóng nhỏ bé của trạm ISS tương phản với bề mặt khổng lồ của Mặt Trời.

Bức ảnh tổng hợp ghi lại khoảnh khắc Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bay qua giữa Trái Đất và Mặt Trời của nhiếp ảnh gia Rainee Colacurcio được NASA bình chọn là Ảnh thiên văn đẹp trong ngày. Dù ISS ở gần Trái Đất hơn, nhưng phòng thí nghiệm trên quỹ đạo trông vẫn vô cùng nhỏ bé trước bề mặt đồ sộ của Mặt Trời ở nền bức ảnh.


Bức ảnh tổng hợp được nhiếp ảnh gia Rainee Colacurcio chụp từ mặt đất. (Ảnh: NASA).

"Đó không phải là vết đen Mặt Trời. Đó là Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đang bay qua phía trước Mặt Trời", Colacurcio giải thích. "Vết đen Mặt Trời có phần bóng tối màu ở trung tâm và vùng nửa tối bao quanh với màu sắc sáng hơn và không có pin mặt trời. Trái lại, ISS là một bộ máy phức tạp nhiều đỉnh mái, một trong những bộ máy lớn nhất và phức tạp nhất mà con người từng tạo ra", Colacurcio chia sẻ.

Theo Colacurcio, việc đi qua trước Mặt Trời không phải hoạt động quá hiếm gặp đối với trạm ISS cứ 90 phút lại bay một vòng quanh Trái Đất. Nhưng rất ít người có thể căn thời gian và chuẩn bị thiết bị phù hợp để tạo ra một bức ảnh tuyệt vời.

Trên thực tế, hình ảnh NASA chia sẻ là sự kết hợp của hai bức ảnh, một bức chụp trạm ISS đi qua phía trước Mặt Trời và một bức khác chụp cùng lúc ghi hình chi tiết bề mặt Mặt Trời. Bức ảnh ghép cũng cho thấy Mặt Trời thiếu những vết đen. Đây là những mảng tối màu xuất hiện tạm thời trên bề mặt Mặt Trời và biểu thị khu vực có nhiệt độ tương đối thấp hơn xung quanh do các đường sức từ tác động tới đối lưu nhiệt. Số lượng vệt đen ở từng thời điểm rất khác nhau theo chu kỳ 11 năm của Mặt Trời.

"Vệt đen rất hiếm thấy trêm Mặt Trời từ khi bắt đầu giai đoạn cực tiểu, trong đó Mặt Trời hoạt động rất ít. Vì nhiều lý do mà các nhà nghiên cứu chưa hiểu rõ, số lượng vệt đen xuất hiện ở giai đoạn cực tiểu trước đây và hiện nay thấp tới mức bất thường", Colacurcio giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News