Khối bụi khổng lồ bay hơn 3.200km trên biển

Lượng lớn cát bụi từ sa mạc châu Phi được gió cuốn qua Đại Tây Dương, góp phần tạo nên các bãi biển và làm đất màu mỡ.

Vệ tinh Suomi NPP chụp ảnh khối bụi Sahara màu nâu nhạt bay trên Bắc Đại Tây Dương hôm 18/6. Hình ảnh cho thấy bụi từ bờ biển phía tây châu Phi lan tới gần nhóm đảo Lesser Antilles, vượt qua quãng đường hơn 3.200km.

Khối bụi khổng lồ bay hơn 3.200km trên biển
Khối bụi khổng lồ bay từ bờ biển châu Phi qua Đại Tây Dương. (Ảnh: NASA).

Colin Seftor, nhà khoa học khí quyển tại Trung tâm Bay vũ trụ Goddard thuộc NASA, tạo video về sự di chuyển của các hạt bụi và aerosol. "Video gồm những hình ảnh từ ngày 13 đến 18/6, cho thấy đám mây bụi Sahara khổng lồ hình thành do những luồng khí mạnh bốc lên cao, sau đó được gió tây tiếp tục mang đi. Gió đang thổi chúng qua Đại Tây Dương, cuối cùng sẽ đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ", Seftor nói.

Mỗi năm, hàng trăm triệu tấn bụi được cuốn lên từ các sa mạc châu Phi và thổi qua Đại Tây Dương. Chúng góp phần tạo nên những bãi biển ở Caribbean và làm đất ở Amazon thêm màu mỡ. Lượng bụi này cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng không khí ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

NASA đang nghiên cứu sự tham gia của bụi châu Phi trong quá trình bão nhiệt đới hình thành. Năm 2013, một trong những mục đích của chương trình HS3 do cơ quan này tiến hành là tìm hiểu vai trò của Tầng không khí Sahara (SAL) khô, nóng và đầy bụi trong việc bão nhiệt đới hình thành và mạnh lên.

Suomi NPP là bước đầu giúp NASA xây dựng hệ thống vệ tinh quan sát Trái Đất thế hệ mới với nhiệm vụ thu thập dữ liệu về biến đổi khí hậu trong dài hạn và các điều kiện thời tiết ngắn hạn. NASA, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), Bộ Quốc phòng Mỹ, hợp tác phát triển vệ tinh này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh những

Cận cảnh những "hào quang" lạ quanh mặt trời, mặt trăng khắp thế giới

Hiện tượng vầng hào quang lạ bao quanh mặt trời, mặt trăng tương tự ở Bà Rịa - Vũng Tàu trưa này từng xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, luôn thu hút nhiều nhiếp ảnh gia và người chiêm ngưỡng.

Đăng ngày: 18/06/2020
Tốc độ xe chạy có ảnh hưởng đến mức độ phát thải của xe không?

Tốc độ xe chạy có ảnh hưởng đến mức độ phát thải của xe không?

Tất cả ô tô con đều có khoảng tốc độ lý tưởng để tiêu thụ nhiên liệu tối thiểu, nhưng khoảng tốc độ này của mỗi loại xe lại khác nhau, tùy vào thiết kế và thời gian xe đã qua sử dụng.

Đăng ngày: 18/06/2020
Những mối họa cổ xưa đang

Những mối họa cổ xưa đang "đội mồ sống dậy"

Sự cố tràn dầu ở Vòng Bắc Cực mới đây tại Nga là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu những mối họa khôn lường sẽ xuất phát từ việc Trái đất nóng lên.

Đăng ngày: 15/06/2020
Mưa trút 1.000 tấn vi nhựa xuống Mỹ mỗi năm

Mưa trút 1.000 tấn vi nhựa xuống Mỹ mỗi năm

Hàng năm, lượng vi nhựa tương đương 300 triệu chiếc chai theo mưa rơi xuống các công viên quốc gia và vùng hoang dã ở miền tây nước Mỹ.

Đăng ngày: 13/06/2020
Chuyên gia bất lực, không rõ lý do hồ nước 50.000 tuổi chuyển màu hồng

Chuyên gia bất lực, không rõ lý do hồ nước 50.000 tuổi chuyển màu hồng

Nước hồ Lonar ở Ấn Độ bị đổi sang màu hồng, các nhà khoa học và chính quyền hiện không biết nguyên nhân.

Đăng ngày: 12/06/2020
Vì sao lốc cuốn bay xưởng gỗ ở Vĩnh Phúc trong 5 phút?

Vì sao lốc cuốn bay xưởng gỗ ở Vĩnh Phúc trong 5 phút?

Chuyên gia lý giải hiện tượng thời tiết chuyển xấu nhanh chóng trên nền nhiệt cao gây dông lốc tại Vĩnh Phúc và cho rằng gió trong cơn lốc này thấp nhất là cấp 12.

Đăng ngày: 12/06/2020
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới đi vào biển Đông, có khả năng mạnh lên thành bão

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới đi vào biển Đông, có khả năng mạnh lên thành bão

Hồi 01 giờ ngày 12/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 120,7 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Đông đảo Lu-dông (Philippines).

Đăng ngày: 12/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News