Khối cầu sáng rực như pháo hoa rơi xuống Armenia

Khối cầu bí ẩn thắp sáng bầu trời đêm phía tây đất nước, khiến cư dân địa phương và các nhà khoa học băn khoăn về nguồn gốc của nó.


Khối cầu rơi xuống vùng núi Armenia hôm 27/5. 

Video do Gagik Surenyan, giám đốc Cơ quan theo dõi Khí tượng thủy văn Armenia chia sẻ hôm 27/5 cho thấy một quả cầu rực sáng lao ngang qua bầu trời phía trên những ngọn núi ở tây bắc thủ đô Yerevan. Khối cầu lao nhanh về phía mặt đất trước khi phát nổ. Surenyan mô tả đây là một thiên thạch rơi. Bộ Cứu hộ Armenia xác nhận có báo cáo về thiên thạch rơi xuống khu vực gần thị trấn Byurakan, nhưng vật thể này biến mất mà không để lại dấu vết.

Theo Edmon Zargaryan, phát ngôn viên của Bộ Cứu hộ, nhà chức trách địa phương không có thông tin chứng thực thiên thạch rơi dù Byurakan có đài quan sát thiên văn. Areg Mikaelyan, giám đốc Hiệp hội thiên văn Armenia, nhận định vật thể trong video là thiên thạch nhỏ nhưng không loại trừ khả năng đó là đồ vật nhân tạo.

Khối cầu đủ sáng để quan sát từ một số vùng phía đông của nước láng giếng Thổ Nhĩ Kỳ, khiến một số người tưởng nhầm đó là pháo hoa. Nhiều người tin chắc khối cầu là kết quả thử nghiệm tên lửa, dù Bộ Quốc phòng Armenia nhanh chóng khẳng định gần đây họ không tiến hành bất cứ hoạt động thử nghiệm hay tập trận nào trong khu vực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News