Khởi công xây kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới

Đài quan sát Square Kilometer Array Observatory (SKO) có thể nhìn sâu vào vũ trụ hơn bất kỳ kính viễn vọng vô tuyến nào trước đây, cho ảnh chụp nét hơn kính Hubble.

Công tác xây dựng Đài quan sát Square Kilometer Array (SKA), kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất từ trước tới nay, bắt đầu sau gần 30 năm chuẩn bị. Việc thi công tại hai địa điểm ở Australia và Nam Phi, nơi đặt hai phần riêng biệt của mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến, sẽ diễn ra từ ngày 1/7, theo thông báo hôm 29/6 của Hiệp hội Thiên văn học châu Âu (EAS).

Khởi công xây kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới
Hai tổ hợp của kính viễn vọng vô tuyến SKA sẽ nằm ở Australia và Nam Phi. (Ảnh: SKAO).

Kính viễn vọng SKA chuyên nghe tín hiệu vô tuyến ở dải tần số lớn từ 70 MHz tới ít nhất 25 GHz với tổng diện tích khu vực thu thập dữ liệu là một kilomet vuông. Thay vì dựa vào đĩa tròn cực lớn, công trình sẽ bao gồm mạng lưới đĩa và ăngten thiết kế chuẩn xác, phân bố ở hai địa điểm. Tổ hợp SKA-Mid nằm trên sa mạc Karoo ở Nam Phi, sẽ sử dụng 197 đĩa, mỗi đĩa có đường kính 15 m, để nghe dải tần số trung. Tổ hợp SKA-Low tập trung vào dải tần số thấp hơn, sẽ bao gồm 131.072 ăngten nằm ở phía bắc thành phố Perth, bang Tây Australia.

SKA sẽ cung cấp ảnh chụp chất lượng cao hơn kính viễn vọng Hubble. Công trình được đề xuất lần đầu tiên năm 1993 bởi Liên đoàn quốc tế khoa học vô tuyết. Các nước ủng hộ dự án thành lập Tổ chức điều hành kính viễn vọng SKA Organization (SKAO) hồi tháng 2 năm nay. 16 quốc gia thành viên của dự án SKAO đóng góp tổng cộng 1,55 tỷ USD chi phí xây dựng và 0,83 tỷ USD cho 10 năm vận hành đầu tiên.

Kính viễn vọng sẽ thu thập khoảng 13 terabit dữ liệu mỗi giây, tương đương tải 300 film độ nét cao mỗi giây, theo Philipa Hartley, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở dự án SKA. "Dữ liệu sẽ rất phức tạp so với dữ liệu vô tuyến và ảnh vô tuyến mà chúng tôi từng thấy trong quá khứ. Đó là vì kính viễn vọng mới có thể nhìn xa hơn trong không gian so với những kính viễn vọng trước đây. Vì vậy, ảnh chụp sẽ chứa đầy thiên hà chồng lên nhau", Hartley cho biết.

Theo lịch trình, đài quan sát sẽ bắt đầu tiến hành các phép đo khoa học vào năm 2024 sau khi hoàn thành hai tổ hợp nhỏ. SKAO hy vọng có thể mở rộng mạng lưới kính viễn vọng để bao gồm thêm hàng trăm đĩa và hàng nghìn ăngten.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 10 công trình

Top 10 công trình "đỉnh" nhất thời hiện đại

Infographic sau đây sẽ điểm qua top 10 công trình có kỹ thuật đáng kinh ngạc nhất thời hiện đại. Mời các bạn theo dõi!

Đăng ngày: 02/07/2021
Lò phản ứng hạt nhân nổi sử dụng muối nóng chảy

Lò phản ứng hạt nhân nổi sử dụng muối nóng chảy

Công ty khởi nghiệp Seaborg Technologies ở Copenhagen bắt tay vào chế tạo một loại lò phản ứng hạt nhân mới rẻ, cơ động, linh hoạt và siêu an toàn.

Đăng ngày: 21/06/2021
Đập thủy điện cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp đi vào hoạt động

Đập thủy điện cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp đi vào hoạt động

Đập Ô Đông Đức sản xuất điện từ cả 12 máy phát hôm 16/6, cung cấp điện từ thung lũng Dương Tử ở miền tây nam tới những khu vực đông dân nhất trong nước.

Đăng ngày: 17/06/2021
Trung Quốc xây đài quan sát thiên văn lớn nhất châu Á

Trung Quốc xây đài quan sát thiên văn lớn nhất châu Á

Trung Quốc đang xây dựng một đài quan sát thiên văn tầm cỡ thế giới, mở ra cánh cửa mới cho tham vọng khám phá không gian của nước này.

Đăng ngày: 17/06/2021
NASA chế tạo kính viễn vọng không gian săn tiểu hành tinh

NASA chế tạo kính viễn vọng không gian săn tiểu hành tinh

Kính viễn vọng không gian mới dự kiến phóng vào năm 2026, giúp bảo vệ Trái Đất khỏi những vật thể có khả năng gây nguy hiểm.

Đăng ngày: 15/06/2021
Dự án nhà máy khử muối tỷ đô ở biển Đỏ

Dự án nhà máy khử muối tỷ đô ở biển Đỏ

Jordan có kế hoạch xây dựng một nhà máy khử muối khổng lồ ở Biển Đỏ để cung cấp nước uống trước tình hình hạn hán nghiêm trọng.

Đăng ngày: 14/06/2021
Khánh thành nhà máy nhiệt điện mặt trời đầu tiên ở Mỹ Latin

Khánh thành nhà máy nhiệt điện mặt trời đầu tiên ở Mỹ Latin

Sau 7 năm thi công, Chile hôm 8/6 đã hoàn tất xây dựng nhà máy nhiệt điện mặt trời khổng lồ Cerro Dominado trên sa mạc Atacama.

Đăng ngày: 10/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News