Khói thuốc lá chứa hóa chất để ướp xác

Khói thuốc lá chứa hàm lượng formaldehyde rất cao, là loại hóa chất thường dùng để ướp xác.

Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết thuốc lá không gây đói thuốc như heroin nhưng lại tạo cảm giác nhớ dai dẳng. Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Các chất thường thấy trong khói thuốc như chì, benzene, đặc biệt là formaldehyde hay formol (chất dùng để ướp xác). Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.

Theo thạc sĩ Lâm cơ quan chức năng từng phát hiện chất ướp xác này có trong bún, bánh phở... Hàm lượng chất này trong khói thuốc lá cũng rất cao, hít vào gây hại không khác gì khi ăn.


Khói thuốc lá chứa aceton là chất tẩy trong thuốc sơn móng tay, amoniac là chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh, DDT/Dieldrin là thuốc trừ sâu...

Nghiên cứu cho thấy ở nồng độ trên 0,1mg/kg không khí, hít thở phải formaldehyde gây kích thích mắt và màng nhầy, chảy nước mắt, đau đầu, gây cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Phơi nhiễm với nhiều formaldehyde hơn làm tăng hoạt động của tim, thở nhanh và nông, giảm thân nhiệt, hôn mê, có thể dẫn đến ung thư và tử vong.

Hút thuốc lá gây ra hơn 25 loại bệnh, chủ yếu thuộc 4 nhóm chính. Trong đó có 12 loại bệnh ung thư, nguy hiểm nhất la fung thư phổi. 75% ca ung thư phổi là do hút thuốc lá. Nó cũng dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Ở nam giới thuốc lá làm giảm chất lượng tinh trùng, dẫn đến bất lực...

Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn hóa chất, trong đó ít nhất là 250 chất gây ung thư hay chất độc hại. Hút thuốc thụ động là hít phải khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc người hút thuốc thải ra không khí xung quanh cao gấp 5 lần lượng khói hít vào. Người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điều thuốc một ngày. Trẻ em chỉ cần một giờ trong phòng có người hút thuốc cũng đã hấp thụ số hóa chất độc hại tương đương với người hút 10 điếu thuốc một ngày.

Khói thuốc gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc.

Trên thế giới, mỗi năm thuốc lá gây ra trên 7 triệu ca tử vong, ước đạt 8 triệu vào năm 2020, trong đó 70% sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, mỗi năm có trên 40.000 ca tử vong vì các bệnh do thuốc lá gây ra. Con số này dự báo tăng 70.000 ca vào năm 2030 nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả.

“Nhiều gia đình có người thân mắc bệnh ung thư, tim mạch thường chấp nhận nó như điều hiển nhiên, song thực tế những bệnh này hoàn toàn có thể tránh được. Có đến 1/4 các ca bệnh không lây nhiễm do khói thuốc gây ra”, thạc sĩ Lâm nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News