Không chỉ tê giác và hổ, sư tử châu Phi cũng sẽ sớm biến mất thôi

Đó là những gì được đưa ra trong một phóng sự do BBC thực hiện mới đây.

1 thế kỷ trước, thế giới tự nhiên còn khoảng 200.000 con sư tử rong ruổi trên các đồng cỏ tại châu Phi. Còn giờ thì sao? Chỉ còn 1/10 - tức khoảng 20.000 con, và ngay lúc này đây con số ấy vẫn đang giảm xuống.

Đó là những gì được đưa ra trong video mới của BBC One - một phóng sự do BBC thực hiện về các loài động vật đang trong nguy cấp trên thế giới. Và lần này họ đưa ra 2 thực trạng khiến ai cũng ngao ngán. Đầu tiên, kẻ thù lớn nhất của sư tử không ai khác chính là con người. Và hai, nhận thức của con người về vấn đề bảo tồn sư tử gần như là không có.

Không chỉ tê giác và hổ, sư tử châu Phi cũng sẽ sớm biến mất thôi
Hiện tại, chỉ còn khoảng 20.000 con sư tử trên các cánh đồng ở châu Phi.

Sư tử - một vương quốc đang bị kìm hãm

Theo Panthera - tổ chức bảo tồn các loài động vật họ mèo hoang dã, sư tử bị con người tấn công ở nhiều khía cạnh. Trong đó, ảnh hưởng lớn nhất là môi trường sống bị thu hẹp, con người giết sư tử để bảo vệ gia súc chăn nuôi, các loài vật vốn là con mồi của chúng bị giảm số lượng. Ngoài ra, đó còn là quản lý yếu kém, để nạn săn trộm hoành hành.

Có rất nhiều mối đe dọa với sư tử, nên không thể dùng chỉ 1 giải pháp đơn giản để bảo vệ chúng. Thay vào đó, Panthera cho rằng chính quyền địa phương phải có những biện pháp đánh vào từng lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ, với quần thể sư tử sống gần với con người (không thuộc khu vực bảo tồn), cần phải có giải pháp ngăn thiệt hại cho chính người bản địa trước đã. Nếu sư tử cứ tấn công gia súc thì chẳng có lý do gì để người dân phải nhẫn nhịn.

Còn với quần thể trong khu bảo tồn, cần phải lập hàng rào để ngăn chúng tiếp cận với con người.

Tuy nhiên, giải pháp này lại vấp phải nhiều chỉ trích từ các nhà sinh thái học. Khi lập hàng rào quây kín khu bảo tồn, hệ sinh thái của sư tử có thể bị ảnh hưởng, và chúng cũng không thể di cư đi bất kỳ đâu. Và chỉ riêng câu chuyện lập hàng rào này thôi cũng đủ phức tạp để nhiều tổ chức bảo tồn phải tranh cãi.

Không chỉ tê giác và hổ, sư tử châu Phi cũng sẽ sớm biến mất thôi
Sư tử bị con người tấn công ở nhiều khía cạnh khiến số lượng suy giảm nghiêm trọng.

Và những hành động của con người

Biết rằng nếu ngay cả các nhà bảo tồn cũng không thể đoàn kết, thì bảo vệ sư tử là điều rất khó. Chính vì thế mà Pride - một tổ chức bảo tồn sư tử đã ngồi lại cùng 5 tổ chức phi chính phủ khác để cùng bàn bạc về vấn đề này.

Mục tiêu của các tổ chức là hướng đến quần thể sư tử tại Kenya Mozambique, Tanzania và Zambia, với nhiều phương thức khác nhau. Đâu tiên, họ tìm cách biến chính các thợ săn sư tử bản địa - những người được xem là "chiến binh" - thành người đi canh gác, và từ đó có thể giảm số vụ săn trộm sư tử lên tới 99%.

Đây có thể xem là một giải pháp tuyệt vời, bởi văn hóa săn sư tử của người bản địa sẽ giúp họ theo dõi sư tử và bảo vệ chúng. Đồng thời, họ có thể thông báo cho cộng đồng con người mỗi khi sư tử xuất hiện, để họ bảo vệ gia súc của mình tốt hơn.

Không chỉ tê giác và hổ, sư tử châu Phi cũng sẽ sớm biến mất thôi
Bảo tồn sư tử là một cuộc chơi hết sức tốn kém.

Tuy nhiên, cái sư tử cần nhất bây giờ lại là... tiền. Ngân quỹ của các tổ chức bảo tồn là không đủ, bởi lẽ nhận thức của con người về tình trạng nguy cấp của chúng là chưa đúng.

Bảo tồn sư tử là một cuộc chơi hết sức tốn kém. Theo một báo cáo gần đây, để duy trì các hoạt động bảo tồn sư tử trên phạm vi toàn châu Phi cần một số tiền dao động từ 0,9 - 2,1 tỉ USD mỗi năm - và đó là chưa tính đến số tiền đã được quyên góp.

Phải lấy số tiền ấy ở đâu, thì hiện các tổ chức vẫn chưa có câu trả lời. Có thể từ các khách du lịch đam mê thiên nhiên hoang chăng? Nhưng giải pháp phù hợp nhất hiện tại vẫn là liên kết được các đối tác tài chính từ phương Tây. Chẳng hạn, các công ty sử dụng hình ảnh sư tử để marketing nên là những người đứng ra chi trả cho vấn đề này.

Và nếu không đủ tiền, sư tử có thể là loài tiếp theo bên cạnh tê giác và hổ, lọt vào danh sách cận kề tuyệt chủng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bị hà mã đuổi, sư tử cúp đuôi chạy mất cả thần thái chúa tể

Bị hà mã đuổi, sư tử cúp đuôi chạy mất cả thần thái chúa tể

Đoạn video quay cảnh con sư tử đang mải mê uống nước còn hà mã to lớn ở gần đó liền bước xuống nước, tiến đến trước mặt sư tử.

Đăng ngày: 25/11/2018
Voi châu Phi đang tiến hóa thành voi không ngà vì bị săn trộm quá nhiều

Voi châu Phi đang tiến hóa thành voi không ngà vì bị săn trộm quá nhiều

Loài voi mà chúng ta biết sắp sửa biến thành loài mới giống y hệt nhưng không còn cặp ngà oai hùng nữa.

Đăng ngày: 24/11/2018
80% cá ở sông Amazon có nhựa trong dạ dày

80% cá ở sông Amazon có nhựa trong dạ dày

Tình trạng ô nhiễm nhựa ở Amazon đang ở mức đáng báo động khi các nhà khoa học tìm thấy những bằng chứng đáng lo ngại.

Đăng ngày: 23/11/2018
Các boss chó nhìn thấy điều gì khi quan sát con người, bạn có biết không?

Các boss chó nhìn thấy điều gì khi quan sát con người, bạn có biết không?

Mỗi chiều đi làm về, mở cửa ra, một đôi mắt long lanh đang ngước nhìn, cái đuôi quẫy quẫy vẻ hào hứng lắm.

Đăng ngày: 22/11/2018
Lần đầu trích xuất thành công DNA loài khỉ bí ẩn ở Jamaica

Lần đầu trích xuất thành công DNA loài khỉ bí ẩn ở Jamaica

Loài khỉ được các nhà khoa học trích xuất DNA xác định không giống bất kì một loài khỉ nào khác đang tồn tại trên Trái đất với những đặc điểm rất khác biệt.

Đăng ngày: 22/11/2018
Những

Những "ác phụ" độc ác nhất hành tinh, làm thịt bạn tình sau khi giao phối

Hiện tượng con cái ăn thịt đồng loại ghi nhận khoảng 30 loài, chủ yếu là côn trùng, nhện và được coi là đặc tính độc đáo của động vật bậc thấp.

Đăng ngày: 22/11/2018
Những

Những "siêu thú" với siêu năng lực thực sự mà con người chắc chắn phải ghen tị

Từ thế kỷ XX, thế giới của các siêu anh hùng cũng xuất hiện. Những cái tên như Hulk, T'Challa, Scarlet Witch... của Marvel thực sự hết sức hấp dẫn, khiến trẻ em đến người lớn đều đắm chìm.

Đăng ngày: 21/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News