Không chỉ thay đổi quỹ đạo, tiểu hành tinh mà NASA đâm vào đã biến thành một ngôi sao chổi

Tuy nhiên thay vì có một cái đuôi như thông thường, vụ va chạm đã khiến cái đuôi của nó như bị chẻ đôi.

Vào tháng trước, Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh Đôi (DART), một sứ mệnh không gian trong đó họ dùng một tàu vũ trụ đâm vào một tiểu hành tinh để thay đổi hướng di chuyển của nó.

Không chỉ thay đổi quỹ đạo, tiểu hành tinh mà NASA đâm vào đã biến thành một ngôi sao chổi
Minh họa cho sứ mệnh DART.

Lý do bởi các nhà thiên văn học không biết liệu có tiểu hành tinh nguy hiểm nào hướng đến Trái đất trong 100 năm tới không, nhưng NASA muốn chuẩn bị sẵn sàng trong mọi trường hợp. Vì vậy, vào ngày 26/9, tàu vũ trụ DART đã đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos, đẩy nó gần hơn một chút đến tiểu hành tinh lớn hơn mà nó quay quanh, được gọi là Didymos.

Đó là một thành công vang dội, khi các ghi nhận sau đó cho thấy tiểu hành tinh này đã thay đổi quỹ đạo. Tuy nhiên, theo những hình ảnh mới được ghi nhận từ Kính viễn vọng Không gian Hubble, một số hành vi bất ngờ từ hệ thống cặp đôi tiểu hành tinh Didymos- Dimorphos đã xuất hiện.

Không chỉ thay đổi quỹ đạo, tiểu hành tinh mà NASA đâm vào đã biến thành một ngôi sao chổi
Quá trình đâm tàu vũ trụ vào tiểu hành tinh Dimorphos.

Cụ thể, hệ thống tiểu hành tinh đôi đã phát triển một đuôi kép, được xem như hai vệt kéo dài về phía sau từ một quả cầu sáng nhuốm màu xanh lam. Và hình ảnh này không giống với các ghi nhận trước khi NASA đâm tàu vũ trụ vào nó.

Một tiểu hành tinh - đơn giản là một tảng đá - thường xuất hiện như một điểm sáng trong ảnh chụp từ kính thiên văn. Nhưng một sao chổi - một quả cầu băng và bụi - thường có hai đuôi riêng biệt. Một cái đuôi có màu trắng và được làm bằng bụi. Cái còn lại trông có màu xanh lam, vì nó được làm từ các hạt mang điện được gọi là ion.

Không chỉ thay đổi quỹ đạo, tiểu hành tinh mà NASA đâm vào đã biến thành một ngôi sao chổi
Hình ảnh của Kính viễn vọng Không gian Hubble cho thấy hệ thống tiểu hành tinh Didymos-Dimorphos với hai đuôi bụi, sau vụ va chạm của tàu vũ trụ DART.

Nhờ tác động va chạm của DART, một luồng bụi và đá đã tung ra từ Dimorphos ra ngoài không gian. Bây giờ, nó có hình dạng đuôi chẻ của một ngôi sao chổi. Các nhà thiên văn học sau đó đã sử dụng kính thiên văn trên mặt đất để quan sát phần đuôi dài của tiểu hành tinh, tính toán nó dài khoảng 10.000km. Chiếc đuôi kép đó là một "sự phát triển bất ngờ", theo tuyên bố của NASA về bức ảnh do Hubble chụp được.

Hubble đã quan sát hệ thống tiểu hành tinh đôi Dimorphos-Didymos 18 lần kể từ vụ va chạm của DART. Các hình ảnh cho thấy chiếc đuôi thứ hai được hình thành vào khoảng giữa ngày 2 và 8/10. Các nhà khoa học không chắc nó đã xảy ra như thế nào, theo NASA, nhưng họ sẽ tiếp tục điều tra trong những tháng tới.

Không chỉ thay đổi quỹ đạo, tiểu hành tinh mà NASA đâm vào đã biến thành một ngôi sao chổi
Hình ảnh về sao chổi Halley được chụp bởi W. Liller, trên Đảo Phục sinh, vào ngày 8/3/1986.

Bằng cách thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt về tác động của DART và những gì đã xảy ra với Dimorphos sau đó, NASA sẽ có thể lên kế hoạch cho bất kỳ sứ mệnh nào trong tương lai nhằm làm chệch hướng một tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm cho Trái đất. Các kính thiên văn trên khắp hành tinh và khắp quỹ đạo Trái đất, bao gồm cả Kính viễn vọng Không gian James Webb mới, đang theo dõi sát sao cặp đôi tiểu hành tinh này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trúng pháo vũ trụ, bầu trời Trái đất thủng lỗ rộng 400km

Trúng pháo vũ trụ, bầu trời Trái đất thủng lỗ rộng 400km

Các nhà khoa học đã phát hiện sự thật gây sốc đằng sau những màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục mỗi lần địa cầu hứng pháo vũ trụ từ ngôi sao mẹ cuồng nộ.

Đăng ngày: 25/10/2022
Tàu vũ trụ Thường Nga 5 giúp giải mã sự hình thành núi lửa trên Mặt trăng

Tàu vũ trụ Thường Nga 5 giúp giải mã sự hình thành núi lửa trên Mặt trăng

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phân tích các mẫu đất đá mà tàu vụ trũ Thường Nga 5 thu thập được từ Mặt trăng.

Đăng ngày: 24/10/2022
Phát hiện quái vật bóng tối gần chúng ta nhất, đang cố bắt

Phát hiện quái vật bóng tối gần chúng ta nhất, đang cố bắt "mặt trời" khác

Hành vi quái vật đã khiến một lỗ đen khối lượng sao lộ diện trước kính thiên văn, gần chúng ta hơn bất kỳ lỗ đen nào khác đã biết.

Đăng ngày: 24/10/2022
Phát hiện hố đen

Phát hiện hố đen "quái vật" gần Trái đất nhất

Các nhà thiên văn học phát hiện một hố đen lớn gấp 12 lần Mặt Trời lặng lẽ ẩn mình cách Trái đất 1.550 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 24/10/2022
Phát hiện dấu hiệu mới của sự sống ngoài hành tinh bậc cao

Phát hiện dấu hiệu mới của sự sống ngoài hành tinh bậc cao

Brommetan hay methyl bromide (CH3Br), tồn tại song song với sinh vật Trái đất, là thứ mà các nhà khoa học nên nắm bắt lấy ở các thế giới đang được nghi ngờ là có sự sống ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 23/10/2022
Phát hiện hành tinh kẹo dẻo khổng lồ, màu hồng cam ngọt ngào

Phát hiện hành tinh kẹo dẻo khổng lồ, màu hồng cam ngọt ngào

Cách Trái đất 580 năm ánh sáng, một hành tinh lớn hơn cả sao Mộc, mềm mại như những viên kẹo dẻo marshmallow đang tắm trong ánh sáng đỏ hồng từ một ngôi sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 22/10/2022
Oxy có thể không phải là một dấu hiệu lý tưởng của sự sống trên các hành tinh khác!

Oxy có thể không phải là một dấu hiệu lý tưởng của sự sống trên các hành tinh khác!

Việc tìm kiếm oxy trong bầu khí quyển của một hành tinh là một manh mối cho thấy sự sống có thể đang diễn ra.

Đăng ngày: 22/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News