Không có cần gạt nước, Cybertruck của Tesla sẽ làm sạch bụi trên kính xe như thế nào?
Chiếc xe quái thú Cybertruck có thể có rất nhiều thứ vượt trội so với những chiếc xe thông thường khác nhưng nó cũng thiếu rất nhiều thứ tưởng chừng như cơ bản. Một trong những thiếu sót đó là không có cần gạt nước. Nó khiến phần capo xe và kính trước giống như một mặt phẳng hoàn toàn, nhưng thiếu sót này có thể gây nguy hiểm cho lái xe khi bụi bẩn trên đường có thể làm mất tầm nhìn.
Nhưng với bằng sáng chế mới dành cho việc dùng "Xung laser để làm sạch bụi bẩn bám trên kính đặt trên các phương tiện và lắp trên các tấm pin mặt trời" của Tesla, hãng cho thấy mình đã có giải pháp để làm sạch bụi bẩn trên kính xe mà không cần đến cần gạt nước truyền thống.
Tesla Cybertruck.
Theo bằng sáng chế, một hệ thống như vậy có thể sử dụng camera để phát hiện bụi bẩn bám trên kính chắn gió, kính hai bên cửa sổ hoặc ống kính camera. Sau đó một tia laser sẽ chiếu vào bụi bẩn đó, loại bỏ nó khỏi kính chắn gió. Hình minh họa đi kèm với bằng sáng chế cho thấy chiếc Tesla Model S với các ống phát laser gắn trên mui xe, hoặc hông xe để làm sạch các camera phía trước và hai cạnh bên.
Hình vẽ mô tả bằng sáng chế về việc dùng laser để làm sạch kính chắn gió trên xe Tesla.
Tất nhiên, một bằng sáng chế cũng không có nghĩa công nghệ này sẽ xuất hiện trên đường. Để trở thành thực tế, trước tiên, bằng sáng chế đó phải chứng minh được sự đáng tin cậy, chi phí hợp lý và cải thiện so với công nghệ hiện tại. Do một hệ thống như trên chưa xuất hiện trên thực tế, chúng ta chưa biết liệu nó có thành công hơn các cần gạt nước thông thường hay không.
Kính chắn gió sẽ được phủ một lớp Oxit thiếc Indium để đảm bảo chùm tia laser không xuyên qua tấm kính gây hại cho người ngồi trong.
Bằng sáng chế cũng đề cập đến việc kính chắn gió sẽ được phủ một lớp Oxit thiếc Indium để đảm bảo chùm tia laser không xuyên qua tấm kính và gây hại cho người ngồi trong xe hoặc nội thất của chiếc xe.
Công nghệ này cũng có thể được dùng để làm sạch các tấm pin mặt trời.
Ngoài ra, bằng sáng chế của Tesla cũng đề cập đến việc sử dụng công nghệ này để làm sạch các lớp kính phủ trên tấm pin năng lượng mặt trời, nhằm đảm bảo tối đa hóa lượng điện năng mà các tấm pin mặt trời sản sinh ra.

Nước rửa chén mới làm từ cồn bia
Lượng cồn rất lớn tồn dư sau sản xuất loại bia không cồn đã tìm được lối thoát mới rất hữu ích: làm nguyên liệu cho loại nước rửa chén mới.

Áo phao bền nhất thế giới, sợi vải chắc gấp 15 lần thép
Hãng Vollebak của Hà Lan vừa ra mắt chiếc áo phao được mệnh danh là bền nhất thế giới với mặt ngoài làm từ dyneema - sợi vải cứng gấp 15 lần thép.

Vì sao Trung Quốc và nhiều nước chạy đua làm Mặt Trời nhân tạo?
Trong công cuộc tìm kiếm năng lượng sạch, Trung Quốc và nhiều quốc gia đang tìm đến giải pháp lò phản ứng nhiệt hạch.

Năm sau, Mặt Trời nhân tạo của Trung Quốc đi vào hoạt động
Bằng cách tạo ra phản ứng nhiệt hạch giống như trong phần lõi của Mặt Trời, các thiết bị do Trung Quốc sản xuất có thể đạt tới nhiệt độ hàng trăm triệu độ C.

Sử dụng mạng neural nhân tạo, viện nghiên cứu Nga dịch nó thành hình ảnh trong thời gian thực
Đây là bước đệm để phát triển một giao diện não bộ - máy tính hiệu quả trong tương lai.

Biến chai nhựa bỏ đi thành màng lọc hóa chất
Trong một thế giới dường bị nhấn chìm trong chai nhựa, việc tái chế phế thải này thành các vật liệu hữu ích sẽ làm giảm tác động đến môi trường.
