Không có não nhưng thực vật vẫn thông minh hơn chúng ta nghĩ

Mặc dù không có não hay hệ thống thần kinh như con người, nhưng thực vật vẫn có khả năng quyết định cách phát triển để tối đa hóa sự sống của chúng.

Chúng ta đều biết cây cối có khả năng đưa ra các quyết định để thích nghi với môi trường, nhưng nghiên cứu mới đây còn cho thấy, thực vật có thể đưa ra lựa chọn khi có nhiều áp lực xung quanh như phải cạnh tranh ánh sáng với nhiều đối thủ.

Theo đó, thực vật có khả năng biến đổi để thích ứng với kích thước và mật độ của các thực vật xung quanh. Tùy vào điều kiện của môi trường mà thực vật có thể vươn cao hơn đối thủ hoặc chuyển sang sống trong chế độ thiếu sáng.

Không có não nhưng thực vật vẫn thông minh hơn chúng ta nghĩ
Cây cối có khả năng đưa ra các quyết định để thích nghi với môi trường.

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Tübingen, Đức, một số cây thậm chí còn có thể phát triển tách biệt so với các bạn đồng hành của chúng (hành vi tránh né).

Michal Gruntman, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Có nhiều tài liệu ghi chép lại 3 phản ứng điển hình của thực vật trước sự cạnh tranh ánh sáng. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm xem xét xem liệu thực vật có khả năng tự lựa chọn 1 trong 3 cách phản ứng đó để thích nghi với mật độ và kích thước của đối thủ cạnh tranh trong môi trường sống hay không”, kết quả là: Chúng hoàn toàn có thể.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm với loài Potentilla reptans (hoa dâu tây), và mô phỏng thí nghiệm với nhiều điều kiện môi trường tự nhiên khác nhau.

Bộ lọc có sọc dọc xanh trong suốt được sử dụng để điều chỉnh ánh sáng, cũng như điều chỉnh bước sóng đỏ của ánh sáng. Đây cũng là cách mà thực vật sử dụng để phản ứng khi ánh sáng chúng nhận được bị lọc bớt qua lá của những thực vật sinh sống quanh chúng.

Khi được thử nghiệm trong môi trường xung quanh gồm nhiều bông cải nhỏ, mật độ dày, loài Potentilla reptans phản ứng bằng cách phát triển theo chiều dọc. Còn khi được thử nghiệm trong môi trường gồm nhiều cây thân lớn, cao, Potentilla reptans lại có khả năng chịu bóng dâm cao. Tùy vào điều kiện cụ thể, cây sẽ giảm tỷ lệ quang hợp và làm cho lá của chúng mỏng hơn, rộng hơn, để thu được nhiều ánh sáng hơn.

Không có não nhưng thực vật vẫn thông minh hơn chúng ta nghĩ
Thực vật có khả năng quyết định cách phát triển để tối đa hóa sự sống của chúng.

Cuối cùng, khi môi trường gồm nhiều cây thân cao, mỏng; Potentilla reptans quyết định phát triển cách xa ra ngoài một chút. Lúc này, hành vi tránh né được ghi nhận cao nhất.

Tất cả những thí nghiệm trên cho thấy, mặc dù thực vật không có não hay hệ thống thần kinh như chúng ta, chúng vẫn có khả năng quyết định cách phát triển để tối đa hóa sự sống của chúng. Bất kì ai theo dõi sự phát triển của thực vật đều có thể dễ dàng nhận thấy chúng có xu hướng đi theo ánh sáng. Nhưng chúng cũng có khả năng thích nghi cao với môi trường sống, một cách nhanh chóng nữa là đằng khác.

"Trong môi trường không đồng nhất, khả năng lựa chọn giữa các phản ứng khác nhau trước môi trường của thực vật đặc biệt quan trọng. Nhờ vậy, thực vật có thể tự do phát triển với đa dạng quy mô, độ tuổi và mật độ; tùy vào chiến lược phát triển thích hợp của chúng", Gruntman cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Bọ cánh cứng khổng lồ

Bọ cánh cứng khổng lồ "so càng" bọ cạp hoàng đế: Loài nào xứng danh vô địch?

Đây là một trận chiến đầy hấp dẫn giữa hai loài bọ, một bên là bọ cánh cứng Dorcus titanus (hay còn gọi là bọ cánh cứng Palawan khổng lồ - Giant Stag Beetle); và một bên là bọ cạp hoàng đế.

Đăng ngày: 01/01/2018
Kỳ lạ loài hoa “khát” Mặt trăng máu như chó sói

Kỳ lạ loài hoa “khát” Mặt trăng máu như chó sói

Các nhà khoa học vừa công bố kết quả nghiên cứu về loài hoa duy nhất trên thế giới vốn rất yêu Mặt trăng máu.

Đăng ngày: 30/12/2017
Vi khuẩn

Vi khuẩn "ăn thịt người" tấn công hơn 500 người ở Nhật Bản

Trong số các trường hợp nhiễm STSS, 66 người ở Tokyo, 40 người ở Kanagawa, 32 người ở Aichi, 31 người ở Fukuoka và 28 người ở Hyogo. Phần lớn các bệnh nhân đều hơn 30 tuổi.

Đăng ngày: 26/12/2017
Bạn đang được chứng kiến cảnh tượng kinh dị nhưng khó gặp nhất trong tự nhiên

Bạn đang được chứng kiến cảnh tượng kinh dị nhưng khó gặp nhất trong tự nhiên

Mới đây trên diễn đàn Reddit xuất hiện một chủ đề thu hút cực kỳ nhiều lượt theo dõi và bình luận. Lý do này bắt nguồn từ một cảnh tượng hết sức kinh dị nhưng cực kỳ khó bắt gặp trong tự nhiên.

Đăng ngày: 24/12/2017
Nhụy hoa nghệ tây - Saffron có thật sự thần thánh như lời đồn?

Nhụy hoa nghệ tây - Saffron có thật sự thần thánh như lời đồn?

Dạo gần đây nhiều người xôn xao về "báu vật" vừa được dùng như 1 loại thảo dược lại vừa có công dụng như 1 loại gia vị đặc biệt. Hơn thế nữa, loại thảo dược này còn có công dụng thần thánh - khôi phục chất chống oxy hóa, ngăn ngừa khả năng gây bệnh ung thư... và còn cả làm đẹp nữa.

Đăng ngày: 22/12/2017
Những phát hiện thú vị về muỗi

Những phát hiện thú vị về muỗi

Đến giờ người ta vẫn chưa tính được vận tốc bay chính xác của muỗi, nhưng chúng có thể bay đuổi kịp ngựa đang phi với vận tốc 30km/giờ.

Đăng ngày: 21/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News