Không gian, thời gian méo mó vì lỗ đen quái vật gần Trái đất nhất

Một nghiên cứu mới nhắm vào lỗ đen quái vật gần chúng ta nhất chỉ ra dấu hiệu rùng mình cho thấy nó đang tiến gần tới giới hạn tốc độ vũ trụ, làm không - thời gian phải xoắn theo.

Lỗ đen quái vật là dạng lỗ đen siêu khối khổng lồ, thường nằm ở trung tâm các thiên hà. Và con quái vật được nghiên cứu chính là Sagittarius A*, "trái tim" của thiên hà chứa Trái đất Milky Way.

Nhóm khoa học gia từ bang Pennsylvania - Mỹ, dẫn đầu bởi nhà vật lý Ruth A.Daily đã sử dụng Đài quan sát tia X Chandra của NASA để xem tia X và sóng vô tuyến phát ra từ dòng vật chất của Sagittarius A*.

Không gian, thời gian méo mó vì lỗ đen quái vật gần Trái đất nhất
Ảnh đồ họa mô tả lỗ đen Sagittarius A* (Sgr A*), Milky Way và Trái đất - (Ảnh: NSF).

Họ nhận thấy tốc độ quay của lỗ đen này cực nhanh, với tham số quay khoảng từ 0,84 đến 0,96, gần với "giới hạn tốc độ vũ trụ" được quy định dựa trên đường kính của lỗ đen.

Vòng quay của lỗ đen vốn khác với vòng quay của các vật thể vũ trụ khác.

Trong khi các hành tinh, ngôi sao và tiểu hành tinh thực sự là vật thể rắn có bề mặt vật lý, lỗ đen thực chất chỉ là một vùng không - thời gian được giới hạn bởi một bề mặt phi vật lý gọi là "chân trời sự kiện", nơi không có ánh sáng nào có thể được thoát ra ngoài.

Lực hấp dẫn cực lớn của lỗ đen khiến vòng quay của nó cũng ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh, tạo nên một vùng gọi là ergophere, nơi không - thời gian có độ cong và xoắn cao.

Đó là cũng là thứ khiến các nhà khoa học "nhìn" được lỗ đen. Tuy nó vô hình nhưng cách không - thời gian biến đổi khiến ánh sáng từ các vật thể đi qua khu vực quanh nó bị méo mó sẽ cho thấy nó đang tồn tại.

Ngoài ra, việc lỗ đen quái vật Sagittarius A* quay nhanh cũng cho thấy nó là một kẻ háu ăn, dẫu bây giờ nó hầu như ngủ. Lỗ đen tăng tốc và phát triển khi vật chất rơi vào nó. Ngoài ra, môi trường xung quanh lỗ đen, chẳng hạn đĩa bồi tụ, có thể ảnh hưởng đến chuyển động.

Với tốc độ được ghi nhận, Sagittarius A* - có khối lượng chỉ bằng 4,5 triệu Mặt Trời - gây kinh ngạc, bởi lỗ đen được cho là háu ăn nhất ở trung tâm thiên hà khổng lồ M87 cũng chỉ có tham số quay khoảng 0,89 đến 0,91, mặc dù khối lượng băng 6,5 tỉ Mặt Trời.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA lập bản đồ 450 triệu thiên hà, 100 triệu ngôi sao bằng kính thiên văn kỳ dị

NASA lập bản đồ 450 triệu thiên hà, 100 triệu ngôi sao bằng kính thiên văn kỳ dị

Kính thiên văn SPHEREx của NASA sẽ được dùng để lập bản đồ của hơn 450 triệu thiên hà, 100 triệu ngôi sao với độ chi tiết chưa từng có.

Đăng ngày: 15/11/2023
Máy bay thương mại vũ trụ đầu tiên chuẩn bị làm nhiệm vụ nan giải

Máy bay thương mại vũ trụ đầu tiên chuẩn bị làm nhiệm vụ nan giải

Máy bay thương mại vũ trụ Dream Chaser được thiết kế bởi công ty Sierra Space của Mỹ, nó có nhiệm vụ chuyển hàng hóa đến Trạm Vũ trụ Quốc tế, thu thập và đốt rác thải trong không gian.

Đăng ngày: 15/11/2023
NASA và Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới

NASA và Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới

Vệ tinh gỗ mộc lan mang tên LignoSat hứa hẹn mở đường cho một thế hệ phương tiện vũ trụ mới không trở thành mối đe dọa sau khi " chết".

Đăng ngày: 15/11/2023
Xuất hiện bản sao xuyên không 12 tỉ năm của

Xuất hiện bản sao xuyên không 12 tỉ năm của "quái vật" chứa Trái đất

Hai siêu kính viễn vọng đã giúp xác định ceers-2112 cổ đại thực sự là bản sao hoàn hảo của Milky Way, tức thiên hà " quái vật" mà Trái đất đang cư ngụ. Đó là điều hoàn toàn vô lý.

Đăng ngày: 15/11/2023
Các nhà khoa học trồng thành công cây trên Mặt trăng nhờ vi khuẩn Trái đất

Các nhà khoa học trồng thành công cây trên Mặt trăng nhờ vi khuẩn Trái đất

Vi khuẩn mang lại nhiều lợi ích cho Trái Đất qua các thời đại, giờ đây chúng có thể làm điều tương tự trên Mặt Trăng.

Đăng ngày: 14/11/2023
Sức hấp dẫn khó cưỡng từ vẻ đẹp của tinh vân Đầu ngựa trong diện mạo mới

Sức hấp dẫn khó cưỡng từ vẻ đẹp của tinh vân Đầu ngựa trong diện mạo mới

Kính viễn vọng Euclid vừa công bố bức ảnh toàn cảnh ngoạn mục về tinh vân Đầu ngựa.

Đăng ngày: 14/11/2023
Sao Diêm Vương

Sao Diêm Vương "đáng sợ" đến mức nào?

Vào đêm khuya, hầu hết mọi người trên Trái Đất đều chìm vào giấc mơ yên bình, nhưng trong vũ trụ rộng lớn, một hành tinh ẩn chứa nỗi kinh hoàng đáng sợ.

Đăng ngày: 14/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News