Không khí ô nhiễm khiến con người muốn... phạm tội

Các nghiên cứu khoa học mới phát hiện không khí ô nhiễm không chỉ gây tử vong, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của con người.

Trong tương lai, cảnh sát chống tội phạm có thể phải lưu ý mức độ ô nhiễm của thành phố để huy động lực lượng vào những ngày "tối trời". 

Không khí ô nhiễm khiến con người muốn... phạm tội
Một phụ nữ Ấn Độ mang khẩu trang để đối phó với bầu không khí ô nhiễm mịt mù - (Ảnh: AFP).

Nghe có vẻ khó tin nhưng các nghiên cứu gần đây phát hiện không khí ô nhiễm không chỉ gây tử vong mà còn cả các vấn đề tâm thần, làm giảm khả năng suy nghĩ, phán đoán và làm tăng tỉ lệ tội phạm trong cộng đồng.

Đây là một tin đáng lo ngại, vì hiện nay hơn một nửa dân số thế giới đang sống trong môi trường đô thị và ngày càng có nhiều người di chuyển trong các khu vực đông đúc, chật chội. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê 9/10 dân đô thị thường xuyên phải hít không khí bẩn.

Chúng ta đã biết ô nhiễm không khí giết chết khoảng 7 triệu người mỗi năm, nhưng tác động của nó đến sức khỏe tâm thần là một phát hiện mới gần đây.

Năm 2011, nhà nghiên cứu Sefi Roth thuộc Trường Kinh tế London phát hiện không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến khả năng học tập của sinh viên. Vào những ngày ô nhiễm cao, điểm thi của nhóm sinh viên được theo dõi luôn ở mức thấp so với những ngày trời trong lành.

"Thậm chí vài ngày trước và sau đó chúng tôi không phát hiện ra ảnh hưởng nảo, chỉ đúng vào cái ngày không khí bị ô nhiễm, điểm các bài kiểm tra bỗng giảm hẳn đi" - ông Roth rút ra quan sát.

Không khí ô nhiễm khiến con người muốn... phạm tội
Giống như cơ thể, bộ não cũng cần không khí sạch để hoạt động và phát triển - (Ảnh: BBC).

Trong một nghiên cứu khác năm 2018, Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) thẩm định dữ liệu của hơn 9.000 thành phố - gần như toàn bộ nước Mỹ, và họ nhận thấy không khí ô nhiễm là chỉ dấu của 9 loại tội phạm nguy hiểm, bao gồm giết người, cưỡng hiếp, cướp, ăn cắp xe và bạo hành.

Theo đó, các thành phố có mức độ ô nhiễm cao nhất cũng là nơi có tỉ lệ tội phạm cao nhất. Mặc dù đã bù trừ các yếu tố như dân số, tình trạng thất nghiệp, tuổi tác và giới tính, các nhà khoa học vẫn thấy ô nhiễm là yếu tố chính dự báo tỉ lệ tội phạm. 

Các bằng chứng khác đến từ nghiên cứu của Đại học Southern California về "hành vi phạm pháp" (lừa đảo, ăn cắp, phá hoại...). Quan sát 682 thanh thiếu niên, nhà nghiên cứu Diana Younan và các cộng sự nhận thấy những ai bị phơi nhiễm thường xuyên trong môi trường bụi mịn PM2.5 sẽ có hành vi xấu nhiều hơn.

Younan cho biết bà hết sức lo lắng trước phát hiện vì một cá nhân hành xử ra sao trong giai đoạn niên thiếu nhiều khả năng trở thành một người như vậy lúc trưởng thành. Nhóm này thường học hành kém, dễ bị thất nghiệp, nghiện ngập...

Không khí ô nhiễm khiến con người muốn... phạm tội
Không khí ô nhiễm bị cho là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tâm thần - (Ảnh: BBC).

Ngoài xu hướng phạm tội, không khí ô nhiễm còn là tin xấu đối với sức khỏe tâm thần. Một nghiên cứu tháng 3-2019 của trường King’s College London cho thấy thanh thiếu niên bị phơi nhiễm không khí độc hại có nguy cơ cao mắc các bệnh thần kinh, chẳng hạn như hoang tưởng.

Nhà nghiên cứu Joanne Newbury thận trọng trước phát hiện trên, tuy nhiên bà đánh giá kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu khác về sự liên hệ giữa không khí ô nhiễm và sức khỏe tâm thần.

Tại nhiều nước trên thế giới, các quy định chống ô nhiễm chưa thật sự nghiêm khắc. Để bảo vệ bản thân, các nhà khoa học khuyên dân đô thị nên tự bảo vệ mình, tránh một số hoạt động như thể dục thể thao ngoài trời, hoặc di chuyển trong những ngày nồng độ ô nhiễm cao...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến đổi khí hậu khiến gấu trắng Bắc Cực đi lạc 700km kiếm thức ăn

Biến đổi khí hậu khiến gấu trắng Bắc Cực đi lạc 700km kiếm thức ăn

Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đã đổ lỗi cho biến đổi khí hậu, khi con gấu gầy gò được phát hiện đi lạc khỏi nơi ở ban đầu tận 700km để kiếm thức ăn.

Đăng ngày: 19/04/2019
Ô nhiễm ánh sáng làm hỏng tầm nhìn của các nhà thiên văn học

Ô nhiễm ánh sáng làm hỏng tầm nhìn của các nhà thiên văn học

Theo một nghiên cứu mới đây của Chiến dịch bảo vệ nông thôn nước Anh (CPRE), ô nhiễm sánh sáng khiến chỉ có một phần hai số người ở Anh có thể nhìn...

Đăng ngày: 18/04/2019
Lần đầu tiên Việt Nam xây đường từ rác thải nhựa

Lần đầu tiên Việt Nam xây đường từ rác thải nhựa

Đoạn đường giao thông thử nghiệm dài 1km, tại Hải Phòng. Rác thải nhựa được sử dụng trong dự án chủ yếu là bao bì nhựa dẻo đã qua sử dụng.

Đăng ngày: 18/04/2019
Lần đầu tiên phát hiện các hạt nhựa siêu nhỏ microplastic trong phân người

Lần đầu tiên phát hiện các hạt nhựa siêu nhỏ microplastic trong phân người

Theo báo cáo gần đây của Cơ quan môi trường Áo thì họ đã lần đầu tiên phát hiện các hạt nhựa siêu nhỏ ở trong các mẫu phân của con người.

Đăng ngày: 17/04/2019
Không chỉ người lớn, trẻ em cũng giảm thọ vì ô nhiễm không khí

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng giảm thọ vì ô nhiễm không khí

Một công bố mới đây cho biết, ô nhiễm không khí có thể khiến tuổi thọ trung bình của trẻ em rút ngắn tới khoảng 20 tháng, nhất là trẻ sống tại các quốc gia Nam Á như Ấn Độ và Pakistan.

Đăng ngày: 14/04/2019
Hộp cơm làm từ bã mía - Giải pháp an toàn cho dòng sản phẩm dùng một lần

Hộp cơm làm từ bã mía - Giải pháp an toàn cho dòng sản phẩm dùng một lần

Trong "cuộc chiến" bảo vệ môi trường và ngăn chặn bệnh ung thư, hộp đựng thực phẩm làm từ bã mía nổi lên như một đáp án cho bài toán khó: Thay thế các loại hộp xốp dùng một lần!

Đăng ngày: 10/04/2019
Trái đất ấm lên, cây có thể mọc lại ở Nam Cực

Trái đất ấm lên, cây có thể mọc lại ở Nam Cực

Các nhà khoa học cảnh báo tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra có thể biến Nam Cực thành màu xanh khi các tảng băng tan bớt và cây cối bắt đầu mọc trở lại.

Đăng ngày: 09/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News