Không phải cứ lắp báo cháy là xong, có 5 điều quan trọng này gia đình nào cũng nên chú ý
Cách lắp đặt và sử dụng hệ thống báo cháy không đơn giản như bạn nghĩ, phải tìm hiểu kĩ trước khi lắp đặt để đảm bảo an toàn hết mức có thể trong trường hợp xấu.
Hệ thống báo cháy gia đình cần những thành phần nào?
Cấu tạo của các hệ thống báo cháy cho gia đình thường có 3 thành phần chính là bộ điều khiển trung tâm, các thiết bị đầu dò (sensors) và đầu báo hiệu. Trong đó, đầu dò có thể là dò nhiệt, dò khói, dò ga, dò chuyển động…, còn đầu báo hiệu sẽ là còi, loa, đèn chớp hoặc là bộ phát tín hiệu về ứng dụng trên điện thoại đối với các hệ thống báo cháy thông minh. Mỗi hệ thống này có thể đi kèm điều khiển từ xa nữa.
Các thành phần của hệ thống báo chay gia đình. Bạn không cần lắp đặt đầy đủ tất cả nhưng tối thiểu phải có đầu dò khói, dò lửa, bộ điều khiển trung tâm và chuông báo.
Hầu hết các hệ thống này đều giống nhau ở các thành phần, nhưng đầu dò thì có nhiều loại lắp trần hoặc đứng, dùng pin thường hoặc pin sạc lại, diện tích sử dụng khá rộng, có thể tích hợp sẵn còi báo âm lượng lớn. Bộ điều khiển trung tâm có thể quản lý nhiều đầu dò khác nhau nên nhà rộng, nhiều phòng hay nhà cao tầng yên tâm lắp đặt.
Khi đầu dò phát hiện có lửa và khói trong nhà sẽ bật loa/còi thông báo và chuyển tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm. Một số loại còn tự động gọi đường dây nóng chữa cháy hoặc cho số điện thoại bất kì tùy gia chủ cài đặt. Với các đầu dò báo cháy thông minh, chúng hoạt động dựa vào wifi nên bộ điều khiển trung tâm chính là chiếc điện thoại thông minh. Tuy nhiên, nếu 1 trong 2 thành phần không thể kết nối với internet thì sẽ không thể hoạt động bình thường.
Lắp đặt ở đâu là phù hợp? Vị trí nào nên tránh?
Đối với các hộ gia đình, mỗi phòng hoặc không gian với diện tích khoảng 30m2 có thể lắp 1 đầu dò. Ví dụ, phòng khách và bếp nối liền, diện tích khoảng 35m2 nhưng có thể chỉ cần đặt 1 đầu dò ở giữa không gian. Nhưng, với phòng ngủ nhỏ chỉ 10m2 cũng bắt buộc phải có đầu dò riêng để đảm bảo phát hiện cháy nổ kịp thời.
1 số vị trí nên tránh đặt đầu dò khói, nhiệt là ngay phía trên bếp và những nơi thường xuyên ẩm ướt như WC hoặc ban công. Khi nấu nướng, khói và nhiệt từ đồ ăn có thể khiến máy hiểu nhầm và phát đi thông báo cháy, trong khi ngoài ban công có thể vì độ ẩm cao, mưa, nhiệt độ cao… khiến máy hoạt động không còn ổn định như mong muốn.
Vị trí lắp đầu dò khói cũng là thứ rất đáng quan tâm để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định nhất.
Với phần còi báo cháy, cần lắp đặt ở những không gian chung, tiếp nối giữa các gian, phòng như hành lang, đầu cầu thang… để mọi người dễ nghe thấy nhất có thể. Bộ điều khiển trung tâm nên được lắp đặt ở vị trí an toàn, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và phải dễ tiếp cận trong trường hợp có hỏa hoạn thật.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên lắp đặt hệ thống báo cháy ở những nơi có từ trường, điện trường cao vì có thể khiến hệ thống gặp sự cố, hoạt động không ổn định, đặc biệt với các loại báo cháy không dây.
Không phải báo cháy nào cũng hoạt động chuẩn 100%
Đúng, có 1 số loại báo cháy nhạy hơn hoặc kém nhạy hơn nhau. Thường thời gian nhận biết của đầu dò khói là dưới 30 giây sau khi phát hiện nồng độ khói cao hơn 15 - 20% ngưỡng cho phép.
Độ nhạy và chính xác của các đầu dò có thể chênh nhau 1 chút, khi dùng nếu thấy nhận nhầm nhiều nên cân nhắc sửa hoặc đổi loại khác.
Nếu báo cháy thường xuyên phát hiện nhầm hoặc quá nhạy cảm với khói lửa thì nên kiểm tra lại để sửa hoặc thay thế loại khác chất lượng cao hơn.
Thường xuyên lau chùi, kiểm tra và bảo trì hệ thống
Cũng như bao món đồ công nghệ trong nhà, hệ thống báo cháy cũng cần được vệ sinh thường xuyên và bảo trì theo đúng lịch để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Bạn nên lau và hút sạch bụi bẩn bám trên các đầu dò, thay pin khi chúng sắp hết pin và yêu cầu thợ chuyên môn đến kiểm tra định kỳ.
Phải kết hợp với các phương pháp chữa cháy cấp tốc
Lắp đặt đầu phun nước dập lựa đem lại hiệu quả cao nhất nhưng lại vô cùng tốn kém và khó khăn đối với các căn nhà xây trước. Vì thế, bạn có thể mua sẵn vài bình cứu hỏa cỡ vừa và nhỏ để quanh nhà, đồng thời dạy cho các thành viên trong gia đình cách sử dụng để bảo vệ chính mình.

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Nghiên cứu Harvard chỉ ra điều quan trọng nhất khiến con người hạnh phúc, nhưng chúng ta lại làm điều ngược lại
Có rất nhiều yếu tố tác động đến "hành trình đi tìm hạnh phúc" của con người hiện đại.

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra
Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.
