Không quân Mỹ đã có cách truyền dữ liệu trên không cho các máy bay chiến đấu tàng hình

Máy bay tiếp dầu Boeing KC-46 sẽ là chiếc máy bay đầu tiên được bổ sung các trang thiết bị để trở thành trung tâm liên lạc, như một phần của hệ thống điều khiển chiến đấu mới của Không quân Mỹ. Điều này cho phép các máy bay tiếp dầu trở thành nhân vật trung gian, giúp cho việc trao đổi thông tin chiến đấu thời gian thực giữa các máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35 Lightning.

Lợi thế nằm ngoài tầm với của hệ thống phòng không của đối phương

Đây là chương trình Hệ thống quản lý chiến đấu tiên tiến (ABMS) của Không quân Mỹ, triển khai trang bị cho 4 chiếc KC-46 với "hệ thống vi xử lý thông tin và truyền thông kiến trúc mở". Mục đích của Chương trình là nhằm tăng cường khả năng trao đổi thông tin giữa các máy bay chiến đấu mà giới chức quân sự Mỹ hy vọng sẽ được triển khai vào mùa Thu năm 2022.

Máy bay chiến đấu F-22 và F-35 được trang bị các kênh truyền dữ liệu khác nhau. Liên kết dữ liệu nâng cao đa nhiệm trên "Lightning" và "Raptor" có độ bảo mật cao, nhưng chúng không thể trao đổi thông tin với nhau một cách trực tiếp. Các thiết bị mới được bổ sung trong KC-46 sẽ thu thập thông tin từ hệ thống của hai dòng tiêm kích này và chuyển nó thành một định dạng có thể truy cập và sử dụng chung bởi cả F-22 và F-35.

Không quân Mỹ đã có cách truyền dữ liệu trên không cho các máy bay chiến đấu tàng hình
Do không tương thích về kênh truyền dữ liệu, các máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35 Lightning phải nhờ đến máy bay tiếp dầu KC-46 để trao đổi thông tin trên chiến trường. (Nguồn: Naukatehnika).

Hệ thống Quản lý chiến đấu tiên tiến (ABMS) là một bộ công cụ bao gồm cả phần cứng và phần mềm, cho phép tất cả các đơn vị chiến đấu trao đổi thông tin chiến thuật. Trong quá trình phát triển ABMS, người ta chú ý đến việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và máy học, những thứ sẽ tự động đưa ra các thông tin cần thiết đến mô-đun xử lý của hệ thống mạng để giúp cho việc đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và chính xác.

Ở giai đoạn đầu, Không quân sẽ mua Cloud ONE lưu trữ đám mây của riêng mình, cùng với nền tảng phát triển Platform ONE, đám mây Edge ONE phân phối dữ liệu. Vai trò quyết định trong giải pháp này được giao cho các máy bay tiếp dầu - chúng sẽ vừa là trung tâm xử lý thông tin vừa là trung tâm chuyển tiếp dữ liệu.

Điều này do trên thực tế các máy bay tiếp dầu thường nằm ngoài tầm với của hệ thống phòng không của đối phương, nhưng vẫn có thể duy trì liên lạc với các máy bay chiến đấu tiên tiến. Ngoài ra, các máy bay tiếp dầu có thể trở thành một thiết bị dự bị có khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao, sử dụng trong trường hợp đối phương gây nhiễu vào các hệ thống thông tin liên lạc chính của Không quân.

Boeing KC-46 là máy bay tiếp dầu mới nhất của Không quân Mỹ, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2015. Máy bay tiếp dầu này được phát triển trên cơ sở khung thân của dòng máy bay Boeing 767, có trọng lượng trên 128 tấn được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney PW4062 với lực đẩy 282 kN mỗi chiếc, cho phép KC-46 đạt tốc độ 915 km/h - với tầm hoạt động thực tế là 12.200km.

Liên kết truyền dữ liệu trên không

Đầu tháng 5/2021, Không quân Mỹ cũng đã thử nghiệm việc trao đổi thông tin chiến thuật chiến trường thông qua máy bay do thám U-2 Dragon Lady. Theo đó, Lockheed Martin cùng với Không quân và Cơ quan Phòng thủ Tên lửa đã liên kết một chiếc U-2 với 5 chiếc F-35 và một chiếc F-22 trên không. Liên kết này cung cấp dữ liệu của các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 thu được theo thời gian thực cho sở chỉ huy mặt đất.

Được đặt tên là Dự án Hydra, chuyến bay thử nghiệm mới nhất đã sử dụng OSG_Open Systems Gateway (tạm dịch là Hệ thống liên kết tốc độ cao) trên U-2 để kết nối chiếc F-22 với 5 chiếc F-35 thông qua Liên kết dữ liệu trong chuyến bay (IFDL) và Liên kết dữ liệu nâng cao đa nhiệm (MADL), chia sẻ thành công dữ liệu giữa tất cả các máy bay trên không và với các sở chỉ huy mặt đất.

Các dữ liệu về mục tiêu cũng được truyền và thông qua U-2 vào hệ thống điện tử hàng không của máy bay chiến đấu và màn hình phi công. “Khả năng kết nối liên thông này giúp giảm thời gian từ khi truyền dữ liệu đến khi ra quyết định từ vài phút xuống còn vài giây, điều này là rất quan trọng trong việc đối phó với các đối thủ hiện nay và các mối đe dọa trong tương lai”, Tổng Giám đốc Lockheed Martin cho biết.

Nỗ lực của Dự án Hydra cũng đánh dấu lần đầu tiên dữ liệu cảm biến F-35 được chuyển đến sở chỉ huy mặt đất qua liên kết Đầu - Cuối của Mạng lưới mục tiêu chiến thuật (TTNT) bằng cổng trung gian trên không. Dữ liệu này sau đó được chuyển đến Hệ thống Chỉ huy chiến đấu tích hợp (IBCS) của Quân đội Mỹ qua Bộ điều chỉnh cảm biến trên không (ASAK) A-Kit, cũng do Lockheed Martin phát triển.

Sau đó, A-Kit truyền dữ liệu đến Phòng thí nghiệm Tích hợp hệ thống chiến thuật IBCS (TSIL) tại Fort Bliss, Texas. IBCS đã sử dụng dữ liệu cảm biến của F-35 để tiến hành cuộc tập trận mô phỏng hỏa lực của Lục quân. Hydra tạo điều kiện thuận lợi cho các kết nối giữa F-22, F-35, TTNT và Link-16. Bằng cách tận dụng khả năng liên kết nhờ U-2, dữ liệu hiện có thể được chia sẻ trực tiếp cho người lính trên chiến trường và các trung tâm chỉ huy và điều khiển (Command and Control - C2) trên toàn cầu như một Trung tâm Kiểm soát nhiệm vụ chung (CMCC).

Cả CMCC và Trung tâm tác chiến ảo (SOC) tại Căn cứ Không quân Nellis đều có thể truy cập các dữ liệu do hệ thống cảm biến đưa lại và làm cơ sở cho khả năng nhận thức tình huống giúp cho việc chỉ huy tác chiến và kiểm soát các khí tài quan trọng. Cuộc trình diễn này là một bước tiến quan trọng trong sự hỗ trợ của Lockheed Martin đối với Hệ thống Quản lý chiến đấu tiên tiến của Không quân và Lục quân Mỹ. Cụ thể ở đây là cung cấp các khí tài quan trọng cho môi trường không gian chiến đấu trên mọi mặt trận.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thiết bị quân sự

Những thiết bị quân sự "biết tư duy" mới nhất của Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu mới đây tuyên bố sẽ đưa thiết bị quân sự robot có khả năng tác chiến độc lập trực tiếp tham gia chiến đấu.

Đăng ngày: 28/05/2021
Nga hoàn chỉnh

Nga hoàn chỉnh "lá chắn" cuối cùng cho vũ khí phòng không vũ trụ bá chủ thế giới hiện nay

Tổ hợp tên lửa phòng không-phòng thủ tên lửa S-500 Prometheus được coi là một trong những chương trình phát triển vũ khí tham vọng nhất của Quân đội Nga trong thập niên đầu thế kỷ 21.

Đăng ngày: 21/05/2021
Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm sắt) của Israel hoạt động như thế nào?

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm sắt) của Israel hoạt động như thế nào?

Vòm sắt được phát triển trong 3 năm với chi phí 200 triệu USD, đưa vào hoạt động từ năm 2011.

Đăng ngày: 14/05/2021
Top 6 vũ khí khắc tinh của tàu ngầm: Khủng khiếp nhất là loại số 1

Top 6 vũ khí khắc tinh của tàu ngầm: Khủng khiếp nhất là loại số 1

Tàu ngầm là vũ khí lợi hại trong chiến tranh, nhưng nó vẫn phải đối mặt với nguy hiểm từ hàng loạt vũ khí có khả năng khắc chế hiệu quả.

Đăng ngày: 10/05/2021
Nga chế tạo tàu tuần tra lai đầu tiên có khả năng lặn như tàu ngầm

Nga chế tạo tàu tuần tra lai đầu tiên có khả năng lặn như tàu ngầm

Với khả năng lặn, tàu tuần tra Dự án Strazh BOSS (Người bảo vệ) có thể được sử dụng như một tàu ngầm cổ điển để trinh sát, cứu hộ, hay làm phương tiện huấn luyện chi phí thấp để đào tạo ban đầu cho thủy thủ tàu ngầm.

Đăng ngày: 07/05/2021
Tàu đổ bộ Pháp hoạt động như kỳ nhông: di chuyển từ nước lên cạn không cần bánh xe

Tàu đổ bộ Pháp hoạt động như kỳ nhông: di chuyển từ nước lên cạn không cần bánh xe

Khác với nhiều mẫu tàu đổ bộ khác, mẫu tàu đổ bộ độc đáo này của Pháp được gắn hệ thống bánh xích, cho phép nó có thể di chuyển được trên các địa hình khác nhau dễ dàng.

Đăng ngày: 16/03/2021
Không quân Mỹ lo ngại vũ khí xung điện từ

Không quân Mỹ lo ngại vũ khí xung điện từ

Các quan chức tại căn cứ không quân ở Lackland, Texas, đã yêu cầu kiểm tra, xác định các thiết bị có thể dễ bị tấn công bởi vũ khí xung điện từ.

Đăng ngày: 15/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News