Khung cảnh sông Hoàng Hà khi bước vào mùa băng giá

Sông Hoàng Hà (Trung Quốc) nổi tiếng với dòng chảy mạnh mẽ và hung hãn bước vào thời kỳ băng giá mùa đông. Gần 660km sông đóng băng tạo nên khung cảnh trắng xóa ngoạn mục.


Nhiệt độ giảm mạnh biến Hoàng Hà thành dòng sông băng hùng vĩ bậc nhất Trung Quốc. Gần 660km sông đóng băng tính đến ngày 3/1. Trụ sở kiểm soát lũ của Hoàng Hà thông báo dòng sông bước vào giai đoạn đóng băng 2019-2020 từ ngày 6/12/2019.


Phần đông lạnh của sông Hoàng Hà trong khu tự trị Nội Mông (phía bắc Trung Quốc) đạt 559,9km, theo chính quyền địa phương ngày 3/1. Các cục khí tượng thủy văn khu vực, cũng như chính quyền địa phương dọc sông bắt đầu thực hiện những biện pháp phòng ngừa lũ lụt và vỡ đập.


Thác Hồ Khẩu nằm ở nơi giao nhau của hai tỉnh Sơn Tây và Thiểm Tây, với độ cao khoảng 20m. Theo nhân viên của khu vực, kể từ đầu mùa đông năm nay, băng của thác xuất hiện nhiều. Khi nhiệt độ tiếp tục giảm, thác Hồ Khẩu hình thành dải đá ngọc bích độc đáo, băng pha lê và cầu vồng, tạo nên cảnh quan ấn tượng tại hẻm núi.


Sự quyến rũ của dòng thác đóng băng thu hút rất nhiều khách du lịch. Mặc dù phải vượt qua địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt, du khách vẫn đổ xô tới đây để chiêm vẻ đẹp kỳ vĩ của ngọn thác tựa lâu đài băng tuyết mùa đông.


Đoạn sông Hoàng Hà chảy qua huyện Hà Khúc (phía bắc tỉnh Sơn Tây) cũng bước vào thời kỳ đóng băng. Nơi đây có số lượng lớn khúc quanh và sự thay đổi thời tiết nhanh chóng. Băng trôi bắt đầu xuất hiện trên đoạn sông Hà Khúc ngày 5/12 và đóng băng từ 11/12. Kể từ ngày 8/1, 20km đã đóng băng và băng dày khoảng 30cm.


Ùn tắc băng có thể dẫn đến lũ lụt cục bộ. Băng tan sẽ giải phóng lượng lớn nước và có thể gây sự cố bất ngờ, làm thiệt hại cho các công trình gần đó, vùng trồng trọt và môi trường sống hoang dã ở hạ lưu.


Tháng 3/2014, quân đội Trung Quốc đã triển khai thả bom trên vùng xa xôi đóng băng của sông Hoàng Hà để giải phóng dòng chảy. Các nhà chức trách lo lắng khi thời tiết ấm hơn, băng sẽ tan chảy và có khả năng dẫn đến lũ lụt, do đó quyết định tiến hành biện pháp chủ động này.


Với chiều dài 5.464km, Hoàng Hà là con sông dài thứ hai châu Á và thứ 6 thế giới. Dòng sông bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải và chảy qua 9 tỉnh, khu tự trị ở phía tây, trung, bắc và đông Trung Quốc. Lưu vực sông Hoàng Hà là cái nôi của nền văn minh cổ đại, khu vực thịnh vượng nhất trong lịch sử Trung Quốc thời kỳ đầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu

Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu

Những bức ảnh phần nào nói lên sự ảnh hưởng đáng sợ của biến đổi khí hậu tới cuộc sống trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh

Những loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh

Bạn cứ nghĩ rằng phải là hổ, báo hay cá mập... mới thưc sự là những loài vật nguy hiểm? Nhầm to nhé, những loài động vật dưới đây tuy bé nhỏ nhưng lại nằm trong top những loại động vật nguy hiểm đối với con người.

Đăng ngày: 24/03/2025
12 di sản thiên nhiên độc đáo của thế giới

12 di sản thiên nhiên độc đáo của thế giới

Đây là những nơi mang vẻ đẹp tự nhiên khác biệt, nằm trong danh sách Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO, nhưng không phải bất kỳ du khách nào cũng biết đến những nơi này.

Đăng ngày: 13/03/2025
Khám phá cuộc sống của loài kiến qua ảnh

Khám phá cuộc sống của loài kiến qua ảnh

Có khoảng 10.000 loài kiến sống trên thế giới, tạo thành các cộng đồng chăm chỉ làm việc, có tinh thần kỷ luật cao.

Đăng ngày: 12/03/2025
Ảnh cực hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam

Ảnh cực hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam

Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng dư âm của thời “bao cấp” vẫn còn đến những năm đầu thập niên 1990.

Đăng ngày: 11/03/2025
Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright

Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright

Anh em nhà Wright, gồm Orville và Wilbur là những người đã đi tiên phong trong việc chế tạo ra cỗ máy có thể bay được mà chúng ta gọi là máy bay.

Đăng ngày: 10/03/2025
Khoảnh khắc máy bay vượt “tường âm thanh”

Khoảnh khắc máy bay vượt “tường âm thanh”

Những siêu phi cơ với tốc độ vượt tốc độ âm thanh đến cả 6 lần đã không còn là những câu chuyện viễn tưởng. Chính vì vậy người ta không còn mấy khó khăn để chứng kiến cảnh tượng tuyệt đẹp khi những chiếc phi cơ vượt qua “bức tường âm thanh” nữa.

Đăng ngày: 09/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News