"Khuyển binh thần thông": Chiến sĩ vang danh từ thời cổ đại, tài ba hơn cả lính tinh nhuệ!
Chó được người Ai Cập, Hy Lạp, Ba Tư, Sarmatia, Baganda, Alans, Slav, Anh và La Mã sử dụng. Theo tư liệu cổ đại ghi chép, việc sử dụng chó trong chiến tranh sớm nhất là khi người Lydia chống lại đế chế Cimmerian vào khoảng năm 600 trước Công nguyên.
Trong những ngày đầu, những chú chó được sử dụng để phá vỡ đội hình địch, xông vào hàng ngũ và cắn càng nhiều binh lính địch càng tốt. Các lực lượng thiện chiến sẽ chờ đợi và tấn công kẻ thù ngay sau khi những chú chó khiến quân địch hỗn loạn.
Chú chó Trung sĩ Stubby.
Khi chiến tranh trở nên hiện đại hóa, những chú chó cũng có sự cách tân tương tự. Chúng được mặc áo giáp để tránh bị tổn thương trong chiến đấu. Các nhà khoa học cũng lai tạo, điều chỉnh nhằm biến đổi những thế hệ chó mới phù hợp hơn cho chiến đấu.
Ngoài ra, những chú chó còn có những vai trò mới như: Đưa tin, canh gác và do thám.
Trong lịch sử quân sự Mỹ, chó chủ yếu đóng vai trò thúc đẩy tinh thần, cũng như thực hiện các nhiệm vụ như giám sát và canh gác. Đáng chú ý, trong cuộc Nội chiến Mỹ, một điệp viên của Liên minh miền Nam đã giấu tài liệu mật trong lông con chó của mình và chuyển đến tay quân đội một cách an toàn.
Khi Thế chiến I diễn ra, những chú chó được chỉ định làm linh vật của đơn vị trong các trận chiến. Nổi tiếng nhất là chú chó Trung sĩ Stubby đã báo động khí độc, cứu mạng nhiều binh lính cũng như giúp tìm ra những người bị thương.
Stubby trở thành chú chó đầu tiên trong lịch sử quân đội nước Mỹ được cấp quân hàm trung sĩ.
Chó đặc vụ của quân đội Mỹ.
Sự ra đời của các hệ thống liên lạc trong Thế chiến I cũng mang đến nhiều công việc mới cho động vật, bao gồm cả những chú chó đóng vai trò "kỹ sư" gắn thiết bị đặt cáp và đường dây liên lạc mới khi cần thiết, trở thành mục tiêu khó bị tiêu diệt.
Trong Thế chiến II, chó trở lại với vai trò cũ, trong đó lực lượng Hồng quân Liên Xô đã huấn luyện chúng mang bom chạy theo xe tăng Đức để tiêu diệt. Những chú chó nhảy dù đầu tiên đã tham gia chiến đấu trong D-Day cùng với lính dù Anh khi chiến đấu với quân đội Đức.
Nổi tiếng trong Thế chiến II là Chips, một con chó lai giữa các giống chó chăn cừu Đức-Collie-Husky, đã bắt giữ 14 lính Ý trong một trận chiến tại đảo Sicily dù đang bị thương.
Trong lịch sử Việt Nam, Hoàng đế Lê Lợi được ghi nhận là đã nuôi đội khuyển binh thiện chiến với số lượng hơn 100 con, do danh tướng Nguyễn Xí chăm sóc huấn luyện, chúng đã cùng tham gia đánh giặc giữ nước và đi vào sử sách.
Ngày nay, quân đội nhiều nước đã thành lập các cơ sở huấn luyện với 85% số chó đến từ Đức hoặc Hà Lan và 15% được lai tạo trong nước. Các khóa học dành cho chúng bao gồm phát hiện chất nổ hoặc chất ma túy, phục vụ chiến đấu.
Ở Iraq và Afghanistan, chó đã phục vụ chủ yếu trong vai trò phát hiện chất nổ, giúp các lực lượng Mỹ và đồng minh tránh được bom mìn. Chúng cũng thực hiện những chiến dịch đặc biệt như giao chiến trực tiếp với kẻ thù cũng như tham gia nhiệm vụ tiêu diệt Osama Bin Laden.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
