Khuyến cáo mới về thời gian ngủ theo độ tuổi

Một bản khuyến cáo mới về thời lượng ngủ, chi tiết hơn nhiều cho từng độ tuổi vừa được các chuyên gia Mỹ công bố, chẳng hạn trẻ mẫu giáo nên ngủ 10-13 tiếng mỗi ngày (thay vì 11-13 tiếng như trước).

Tổ chức quốc gia nghiên cứu về giấc ngủ Mỹ National Sleep Foundation vừa đưa ra những khuyến cáo mới về thời lượng ngủ riêng cho người khỏe mạnh theo từng nhóm tuổi, hầu hết đều theo hướng nới rộng khung giờ ngủ. Trước đây, tổ chức này chỉ có một khuyến cáo duy nhất về thời gian ngủ cần thiết cho tất cả người lớn.


Mỗi độ tuổi có một mức khuyến nghị về thời lượng ngủ khác nhau. (Ảnh: sheknows)

Các chuyên gia đã xem xét hơn 300 nghiên cứu khoa học về giấc ngủ trong 10 năm qua, bao gồm các nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe của việc ngủ quá ít hoặc quá nhiều. "Khuyến nghị này giúp các cá nhân sắp xếp lịch trình giấc ngủ một cách lành mạnh, hữu ích hơn", David Cloud, Giám đốc điều hành của National Sleep Foundation cho biết.

Các chuyên gia thừa nhận rằng một số người có thể ngủ thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn phạm vi khuyến nghị nhưng vẫn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên thời gian ngủ vẫn không nên cách quá xa phạm vi bình thường vì có thể dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe.

Việc ngủ ít có liên quan đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả béo phì và huyết áp cao cũng như năng suất giảm lao động và lái xe buồn ngủ. Ngủ quá nhiều có liên quan với tình trạng sức khỏe cũng như bệnh tim và tử vong sớm.

Khuyến nghị mới về thời gian ngủ với từng nhóm tuổi:

  • Trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ mỗi ngày (trước đó khuyến cáo 12-18 giờ).
  • Trẻ 4-11 tháng: 12-15 giờ (trước đó 14-15 giờ).
  • Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi): 11-14 giờ (trước đó 12-14 giờ).
  • Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 10-13 giờ (trước đó 11-13 giờ).
  • Trẻ trong độ tuổi tiểu học (6-13 tuổi): 9-11 giờ (trước đó 10-11 giờ).
  • Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ (trước đó 8,5-9,5 giờ).
  • Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ (khuyến cáo mới có).
  • Người lớn (26-64 tuổi): 7-9 giờ (giống khuyến cáo trước đây).
  • Người lớn tuổi (65 tuổi trở lên): 7-8 giờ (khuyến cáo mới có).
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News