Kiểm tra caffeine trong máu có thể giúp chẩn đoán bệnh Parkinson
Việc xét nghiệm lượng caffeine trong máu có thể giúp xác định liệu một người có bị bệnh Parkinson hay không. Đây là kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật Bản được công bố ngày 3/1 trên tạp chí Neurology của Mỹ.
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Y ở Tokyo, Nhật Bản, những người bị Parkinson có lượng caffeine trong máu thấp hơn nhiều so với những người không bị bệnh ngay cả khi họ tiêu thụ cùng một lượng caffeine.
Nghiên cứu trên được tiến hành đối với 108 người bị bệnh Parkinson trong khoảng 6 năm và 31 người cùng độ tuổi song không mắc bệnh.
Người bị bệnh Parkinson có lượng caffeine rất thấp trong máu và xuất hiện 9 trong số 11 chất của caffeine trong máu.
Các nhà nghiên cứu đã cho 2 nhóm trên tiêu thụ cùng 1 lượng caffeine, tương đương với 2 chén cà phê mỗi ngày, sau đó kiểm tra lượng caffeine và 11 chất mà cơ thể tạo ra khi chuyển hóa caffeine. Kết quả cho thấy những người bị bệnh Parkinson có lượng caffeine rất thấp trong máu và xuất hiện 9 trong số 11 chất của caffeine trong máu.
Lượng caffeine ở người không bị bệnh Parkinson là 79 picomole/10 microliter, trong khi ở những người bị bệnh Parkinson là 24 picomoles/10 microliters.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng kiểm tra sự biến đổi trong các gene có thể ảnh hưởng đến việc chuyển hóa caffeine, song không tìm thấy sự khác biệt nào giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, những người bị bệnh nặng lại không có lượng caffeine thấp hơn trong máu. Điều này cho thấy lượng caffeine thấp có thể chỉ xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh.
Nếu kết quả nghiên cứu trên được xác nhận, nó sẽ giúp mở ra khả năng chẩn đoán sớm bệnh Parkinson, thậm chí ngay cả trước khi xuất hiện dấu hiệu bệnh. Kết quả nghiên cứu rất quan trọng do bệnh Parkinson thường rất khó chẩn đoán, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
