Kiến chúa ăn thịt con để bảo vệ tổ

Khi mới xây dựng đàn, kiến chúa của loài kiến vườn đen có thể ăn thịt ấu trùng khi phát hiện nó nhiễm bệnh để ngăn ngừa sự lây lan.

Theo nghiên cứu trên tạp chí Current Biology, nếu một con kiến vườn đen (Lasius niger) mới nở nhiễm bệnh, nó sẽ bị kiến chúa ăn thịt trước khi lây bệnh cho đồng loại, Science Alert hôm 30/9 đưa tin.

Kiến chúa ăn thịt con để bảo vệ tổ
Kiến vườn đen và ấu trùng. (Ảnh: Henrik_L).

"Kiến chúa bắt đầu xây dựng đàn một mình và gần như bỏ đói bản thân để nuôi dưỡng những con kiến thợ đầu tiên. Kiến chúa nào 'sản xuất' nhiều kiến thợ nhất sẽ có cơ hội sống sót lớn nhất, vì vậy, khả năng ăn và 'tái chế' ấu trùng nhiễm bệnh thành kiến con đồng nghĩa tài nguyên quý giá không bị lãng phí", nhà sinh học Flynn Bizzell từ Đại học Oxford, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích.

Bizzell cùng nhà sinh học Christopher Pull tại Đại học Oxford phát hiện rằng kiến thợ trong các đàn không có xu hướng ăn thịt đồng loại. Tuy nhiên, khi đàn mới bắt đầu được xây dựng và dễ tổn thương, kiến chúa không thể kéo ấu trùng nhiễm bệnh ra khỏi tổ. Kiến chúa bị nhốt bên trong cùng các con, chật kín và không có ai giúp đỡ.

Nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn. Do đó, khi phát hiện mầm bệnh trong tổ, chúng sẽ loại bỏ ấu trùng nhiễm bệnh càng sớm càng tốt. Nếu cần thiết, kiến chúa sẽ ăn tới 92% ấu trùng nhiễm bệnh. Những con kiến chúa làm như vậy có thể đẻ trứng nhiều hơn 55% vào lần sau.

Để thí nghiệm, Bizzell và Pull cho 5 ấu trùng của mỗi kiến chúa tiếp xúc với bào tử gây bệnh của một loại nấm. Các ấu trùng sau đó bị bỏ lại một mình trong 24 giờ để phát triển bệnh, dù lúc này chúng chưa có khả năng làm lây bệnh. Khi đưa chúng trở lại tổ, Bizzell và Pull quan sát hành động của kiến chúa.

Trong vài giờ, kiến chúa ăn gần hết những con mắc bệnh và để lại những con khỏe mạnh. Bệnh nấm dường như không ảnh hưởng đến kiến chúa kể cả sau khi ăn. Bizzell và Pull cho rằng điều này là do chúng tự bảo vệ mình từ bên trong. Trước và sau khi kiến chúa ăn thịt con, hai nhà sinh học nhận thấy một số con kiến đang "chăm sóc" một tuyến trên bụng. Tuyến này sản xuất ra một loại nọc độc axit kháng khuẩn. Việc nuốt nọc độc này có thể giúp kiến trung hòa mầm bệnh trong ruột.

Trong thí nghiệm tiếp theo, khi gặp ấu trùng đã chết bệnh và bắt đầu sản xuất bào tử lây nhiễm, kiến chúa phun độc lên xác chết từ tuyến nọc của mình. Tuy nhiên, giai đoạn này rất nguy hiểm với kiến chúa. Kể cả khi đã phun độc lên ấu trùng, nó vẫn có 80% khả năng chết vì bệnh truyền nhiễm. Trong trường hợp kiến chúa sống sót, đàn con của nó vẫn bỏ mạng. Vì vậy, việc hành động sớm để ngăn sự lây nhiễm rất quan trọng.

Nghiên cứu mới cung cấp bằng chứng cho thấy kiến chúa ăn thịt con như một cách ứng phó với bệnh tật, bảo vệ mạng sống của chính mình cũng như những con non khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài nấm kỳ lạ

Loài nấm kỳ lạ "thoắt ẩn thoắt hiện" trên núi, sinh sôi nhờ sấm sét

Để tìm được loại nấm " thoắt ẩn thoắt hiện" này, người ta phải đi qua những khu vực nguy hiểm, nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ để đảm bảo họ có thể tìm được nó.

Đăng ngày: 03/10/2024
Phát hiện loài ong Cúc cu mới ở Vườn Quốc gia Vũ Quang

Phát hiện loài ong Cúc cu mới ở Vườn Quốc gia Vũ Quang

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp cùng Vườn Quốc gia Vũ Quang sau thời gian khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu đã công bố phát hiện loài ong mới.

Đăng ngày: 02/10/2024
Cách nhận biết các loài ong và cách xử lý khi bị đốt

Cách nhận biết các loài ong và cách xử lý khi bị đốt

Khi chơi đùa tại nơi nhiều cây cối, trẻ dễ bị ong đốt, một số trường hợp có thể nhập viện. Việc nhận biết từng loài ong có thể giúp ích cho quá trình điều trị cho trẻ.

Đăng ngày: 30/09/2024
Loài hoa tưởng tuyệt chủng 40 năm bất ngờ mọc trên đường

Loài hoa tưởng tuyệt chủng 40 năm bất ngờ mọc trên đường

Một người quản lý bảo tồn đã có khám phá quan trọng trong đời khi anh chụp được bức ảnh về loài hoa mà anh cho là fynbos phổ biến, một loài hoa thuộc chi Moraea.

Đăng ngày: 30/09/2024
Hai mẹ con chuyên gia người Tây Ban Nha

Hai mẹ con chuyên gia người Tây Ban Nha "huấn luyện" vi khuẩn để phục chế tranh

Nhà vi sinh vật học người Tây Ban Nha Pilar Bosch tình cờ biết được vi khuẩn có thể được sử dụng trong việc phục chế tác phẩm nghệ thuật, lĩnh vực của mẹ bà.

Đăng ngày: 30/09/2024
Hai anh nông dân trồng được quả bí ngô khổng lồ nặng hơn 1000kg

Hai anh nông dân trồng được quả bí ngô khổng lồ nặng hơn 1000kg

Một quả bí ngô khổng lồ nặng hơn 1000kg đã phá vỡ kỷ lục của Anh. Nó lớn đến mức phải cần một xe nâng để đặt lên cân ở một triển lãm.

Đăng ngày: 28/09/2024
Các nhà khoa học Bỉ nghiên cứu giống lê cho một tương lai khắc nghiệt

Các nhà khoa học Bỉ nghiên cứu giống lê cho một tương lai khắc nghiệt

Tại tỉnh Limburg, một trong những khu vực trồng lê quan trọng của Bỉ, có một vườn cây ăn quả với 12 mái vòm trong suốt, bao quanh bởi một bức tường nhìn ra công viên.

Đăng ngày: 26/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News