Kiểu tỏ tình lạ đời của Bồ câu mũ miện xanh
Bồ câu mũ miện xanh Guora Cristata là một giống chim quý hiếm, hiện đang được nhiều quốc gia bảo vệ. Loại chim này có hình dáng bên ngoài trông hết sức lạ mắt, hình dáng đó khiến cho chúng trở nên đắt giá. Chim Guora Cristata thường được người ta dùng như một thứ trang trí cho nhà cửa, vườn tược, quán sá,...
Bất ngờ với kiểu tỏ tình độc đáo của bồ câu mũ miện xanh
Trong thiên nhiên, bồ câu mũ xanh thường sống trong những khu rừng mưa, con trưởng thành có thân mình dài khoảng 77cm, cân nặng khoảng 1,3kg. Những con chim bồ câu lộng lẫy này được tìm thấy chủ yếu ở New Guinea và một số đảo ở quanh đó.
Chim chống, chim mái trông rất giống nhau, và đều rất đẹp. Chùm lông trên đầu chúng có hình quạt, màu xanh. Vòng mép quanh mắt có màu xanh đậm, mắt đỏ, mỏ đen, cánh có những đốm trắng, giữa lưng có một sọc màu hạt dẻ, chân màu hơi xám, bàn chân màu hơi đỏ, chân dài và khỏe.
Bồ câu mũ miện xanh thích sống ở những nơi ẩm thấp đầm lầy hoặc khu vực ngập nước. Chúng là chim nhưng hầu hết thời gian trong ngày thích đi thả bộ dưới mắt đất. Thức ăn chủ yếu là trái cây rơi dụng và hạt. Chúng chỉ nhảy lên cây, hoặc bay vào lùm cây khi gặp nguy hiểm. Ban đêm, chúng đậu ngủ trên cây cao.
Bồ câu Guora Cristata sống một mình, hoặc tụ họp lại thành bầy từ 2 đến 10 thành viên, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng hợp thành bầy nhiều thành viên hơn quanh những hố nước.
Trong lúc tán tỉnh, chim trống thường kêu to và có kiểu tỏ tình lạ đời. Chim trống "cúi đầu chào" chim mái, đồng thời xòe một phần cánh ra. Chim trống nhảy múa trên mặt đất, trong khi đó thì chim mái chạy vòng quanh chim trống.
Lúc đầu, chim trống tìm những thứ có thể dùng làm tổ được mang đến tặng cho chim mái. Sau đó, cả hai con đều cùng đi tìm vật liệu làm tổ về để trao cho nhau - Thật hết sức tình tứ! Tổ của bồ câu mũ miện xanh được làm bằng cây lá và ở trên cây, cách mặt đất từ 4-15m.
Mỗi lứa bồ câu mái đẻ 1 trứng. Cả chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp suốt 30-39 ngày và cùng nuôi chim non bằng một loại chất lỏng đặc biệt, gọi là sữa chim. Sữa tiết ra từ trong những cái túi đặc biệt nằm trong cổ của chim bố mẹ. Chim non cho mỏ vào trong cổ chim bố mẹ, khiến cho sữa từ đó chảy vào miệng của chim non.
Khi chim non lớn lên, hạt và trái cây được chim bố mẹ cho thêm vào thức ăn của chim non. Con non biết bay khi được khoảng 30 ngày tuổi. Tuy nhiên, chim bố mẹ vấn tiếp tục nuôi nó suốt nhiều tuần nữa.
Hiện nay, bồ câu mũ miện xanh đã biến mất khỏi những khu vực gần thị xã và làng mạc ở New Guinea. Dù được luật pháp bảo vệ, nhưng chúng vẫn bị người dân săn bắt vì chúng có bộ lông quá đẹp với cái mào độc nhất vô nhị và còn vì một lý do khác: Thịt quá ngon. Từ giữa những năm 1850, bồ câu mũ miện xanh đã được gây giống thành công trong môi trường giam cầm.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.
