Kim cương có thể ngập trong lòng đất

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ, kim cương có lẽ không hiếm như chúng ta tưởng, mà tồn tại phổ biến ở sâu dưới lòng đất.

Kim cương có thể còn rất nhiều và sâu trong lòng đất

Theo UPI, nghiên cứu trên do các nhà khoa học ở đại học John Hopkins, Mỹ, công bố trên tạp chí Nature hôm qua. Lâu nay, giới khoa học vẫn cho rằng, kim cương hình thành qua hai cách, oxy hóa khí mêtan hoặc khử CO2 trong dòng dung nham hay chất lỏng sâu dưới lòng đất. Cả hai đều đòi hỏi điều kiện đặc biệt của địa hóa học, làm cho kim cương trở nên quý hiếm và giá trị.

Tuy nhiên, theo các nhà địa hóa học ở đại học John Hopkins, còn cách khác dễ dàng, đơn giản và bình thường hơn để tạo ra kim cương. Sử dụng mô hình hóa học, họ chứng minh được kim cương có thể hình thành khi nước tăng dần tính axit trong quá trình chảy qua các lớp đá khác nhau của Trái Đất.


Ekati, mỏ khai thác kim cương lâu đời nhất Canada. (Ảnh: Mining).

"Càng tìm hiểu, con người càng phát hiện kim cương hình thành trong nhiều loại đá khác nhau", Dimitri A. Sverjensky, nhà địa hóa học, Đại học John Hopkins, tác giả của nghiên cứu cho biết. "Tôi cho rằng, ai cũng phải thừa nhận, ngày càng nhiều môi trường hình thành kim cương được phát hiện".

Tuy nhiên, theo Sverjensky, kim cương hình thành theo cách đơn giản không có nghĩa là chúng ta có thể sản xuất hàng loạt theo cách này rồi đem ra chợ bán.

Cách hình thành mới yêu cầu các điều kiện về áp suất và nhiệt độ rất cao, khoảng 900 đến hơn 1.000 độ C, điều kiện chỉ xảy ra ở lớp vỏ sâu trong lòng Trái Đất. Chúng chỉ bị đẩy lên mặt đất bởi dung nham núi lửa. Hơn nữa, kích thước chúng rất nhỏ, cỡ micron (một phần triệu mét), không thể quan sát bằng mắt thường, chỉ có thể quan sát qua kính hiển vi. Do đó, không thể khai thác kim cương hình thành theo cách này.

Nghiên cứu của Sverjensky có ý nghĩa giúp giới khoa học có thêm hiểu biết về các dòng chảy động lực học sâu trong lòng Trái Đất, các dòng chảy chậm, một phần chưa được tìm hiểu nhiều của chu trình carbon, chu trình của sự sống trên Trái Đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Đăng ngày: 14/02/2025
Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Đăng ngày: 12/02/2025
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 03/02/2025
Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo

Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo

Phương án tối ưu cho cầu thủ sút phạt đền là nhắm lấy một điểm rồi đá vào, đồng thời coi như thủ môn không tồn tại.

Đăng ngày: 01/02/2025
Ngồi đâu trên máy bay an toàn nhất?

Ngồi đâu trên máy bay an toàn nhất?

Nếu di chuyển bằng máy bay, bạn có biết ghế ngồi nào là an toàn nhất? Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số chỗ trên máy bay có tỷ lệ sống sót cao nhất.

Đăng ngày: 27/01/2025
Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Đăng ngày: 25/01/2025
Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Những con số thú vị về chiều cao trung bình trên thế giới

Chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới đó là 177 cm đối với nam và 163,7 cm đối với nữ.

Đăng ngày: 25/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News