Kim cương sốc và 100 quả cầu tiết lộ vật thể lạ hạ cánh xuống nước Pháp

Một ma trận kim cương sốc, các quả cầu oxit, thạch anh biến dạng.... rộng 200m, chỉ có thể sinh ra từ cuộc đối đầu giữa Trái đất và kẻ tấn công ngoài hành tinh, đã được tìm thấy giữa một vườn nho nước Pháp.

Theo Sci-News, một miệng hố va chạm cổ xưa có đường kính lên tới 200m, sâu 30m đã được xác định trong lòng một vườn nho tên Domaine du Météore-vineyard ở gần thị trấn Beziers, miền Nam nước Pháp.


Vườn nho ở Pháp mọc lên trên một hố va chạm thiên thạch cổ xưa - (Ảnh: Goethe University FrankfurtĐại học Goethe Frankfurt).

Các miệng hố va chạm dạng này vẫn được coi là nhỏ, khá hiếm và khó có được bằng chứng về nguồn gốc va chạm, đặc biệt nếu tàn dư của vật liệu va chạm bị thiếu. Do vậy phát hiện này ngay lập tức được quan tâm.

Theo Giáo sư Frank Brenker, nhà địa chất học và vũ trụ học tại Đại học Goethe Frankfurt (Đức), trưởng nhóm nghiên cứu, có rất nhiều cách giải thích cho một vùng lõm trên Trái đất. Vùng lõm này thực ra đã được đề cập lần đầu tận 70 năm trước, nhưng giả thuyết ban đầu về một hố thiên thạch đã bị bác bỏ vài năm sau đó.

"Tuy nhiên, tôi nhận thấy nhiều cách giải thích khác về cách thức hình thành của vùng lõm này là không thuyết phục từ góc độ địa chất" - giáo sư Brenker nói.

Ông và các đồng nghiệp đã quyết định điều tra lại một lần nữa về chiếc hố có dị thường từ tính, với hai lòng suối cắt ngang từ Bắc xuống Nam này.

Lần này, với sự trợ giúp của các nam châm mạnh gắn vào một chiếc đĩa, họ đã tìm thấy những quả cầu oxit sắt nhỏ trong miệng hố va chạm, cùng các mẫu vẫn khác chứa sắt mang niken và bao bọc một lõi khoáng chất đặc trưng cho môi trường miệng hố va chạm tiểu hành tinh.

Một phát hiện quan trọng khác là cả một "ma trận" kim cương sốc siêu nhỏ, thứ chỉ có thể được tạo ra do áp suất đột biến trong quá trình va chạm của một tác động ngoài Trái đất.

Tổng cộng 100 quả cầu lạ đã được thu thập, chỉ ra những điểm tương đồng với các quả cầu va chạm khác được tìm thấy trên thế giới và xác nhận giả thuyết về kẻ tấn công ngoài hành tinh.

Hiện niên đại của vụ va chạm chưa được đưa ra, nhưng chắc chắn nó phải có từ rất xa xưa. Hầu hết các vụ va chạm lớn xảy ra trong giai đoạn đầu của lịch sử hành tinh, khi hệ Mặt Trời non trẻ còn nhiều hoạt động khốc liệt.

Họ sẽ trình bày những phát hiện vào tháng tới tại Hội nghị Khoa học Hành tinh và mặt trăng lần thứ 54 năm 2023 (LPSC 2023).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc

Bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi

Một người đàn ông đã ghi lại khoảnh khắc phát hiện một "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi.

Đăng ngày: 03/04/2025
Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành đất nước giàu bậc nhất hành tinh?

Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành đất nước giàu bậc nhất hành tinh?

Chỉ trong tầm 30 năm, Qatar đã từ một “làng chài” trở thành vương quốc giàu có tột bậc.

Đăng ngày: 03/04/2025
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News