Kim cương từ sâu bên trong Trái đất chứa khoáng chất chưa từng thấy

Trong một viên kim cương được lấy ra từ sâu dưới bề mặt Trái đất, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại khoáng chất chưa từng thấy trước đây và không nghĩ rằng nó tồn tại trên Trái đất.

Được đặt tên davemaoite theo tên nhà địa vật lý nổi tiếng Ho-kwang (Dave) Mao, khoáng chất này là ví dụ đầu tiên về perovskite canxi silicat áp suất cao (CaSiO3) được tìm thấy trên Trái đất.

Kim cương từ sâu bên trong Trái đất chứa khoáng chất chưa từng thấy
Viên kim cương tìm được nằm sâu dưới bề mặt Trái đất có chứa một khoáng chất chưa từng biết đến.

Một dạng khác của CaSiO3, được gọi là wollastonite, thường được tìm thấy trên toàn cầu, nhưng davemaoite có cấu trúc tinh thể chỉ hình thành dưới áp suất và nhiệt độ cao trong lớp phủ của Trái đất, lớp rắn chủ yếu của Trái đất bị mắc kẹt giữa lõi bên ngoài và lớp vỏ.

Davemaoite từ lâu đã được kỳ vọng là một khoáng chất dồi dào và quan trọng về mặt địa hóa trong lớp phủ của Trái đất. Nhưng các nhà khoa học chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ bằng chứng trực tiếp nào về sự tồn tại của nó vì nó phân hủy thành các khoáng chất khác khi di chuyển về phía bề mặt và áp suất giảm.

Tuy nhiên, phân tích một viên kim cương từ Botswana, hình thành trong lớp phủ cách bề mặt Trái đất khoảng 660 km, đã tiết lộ một mẫu davemaoite nguyên vẹn bị mắc kẹt bên trong. Do đó, Hiệp hội khoáng vật học quốc tế hiện đã xác nhận davemaoite là một khoáng chất mới.

Tschauner và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra mẫu davemaoite bằng một kỹ thuật được gọi là nhiễu xạ tia X synctron, kỹ thuật này tập trung chùm tia X năng lượng cao vào một số điểm nhất định bên trong viên kim cương với độ chính xác cực nhỏ. Mẫu davemaoite bên trong viên kim cương có kích thước chỉ vài micromet (phần triệu mét), vì vậy các kỹ thuật lấy mẫu kém hiệu quả hơn sẽ bỏ sót nó.

Davemaoite được cho là đóng một vai trò địa hóa quan trọng trong lớp phủ của Trái đất. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, khoáng chất này cũng có thể chứa các nguyên tố vi lượng khác, bao gồm uranium và thorium, giải phóng nhiệt thông qua phân rã phóng xạ. Do đó, davemaoite có thể giúp tạo ra một lượng nhiệt đáng kể trong lớp phủ.

Tschauner cho biết: “Việc phát hiện ra davemaoite cho thấy kim cương có thể hình thành xa hơn trong lớp phủ Trái đất so với suy nghĩ trước đây và nó cho thấy chúng có thể là nơi tốt nhất để tìm kiếm thêm các khoáng chất mới từ lớp phủ.”

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá những thành phố ma trên khắp thế giới

Khám phá những thành phố ma trên khắp thế giới

Các cuộc chiến tranh và sự cạn kiệt tài nguyên đã khiến nhiều vùng trên thế giới trở thành những thành phố ma.

Đăng ngày: 13/11/2021
Những câu chuyện kinh dị ít người biết về nàng tiên cá

Những câu chuyện kinh dị ít người biết về nàng tiên cá

Những câu chuyện kỳ quái về sinh vật nửa người nửa cá vẫn khiến cho người ta rùng mình.

Đăng ngày: 12/11/2021
Quả địa cầu bằng trứng đà điểu của Leonardo da Vinci

Quả địa cầu bằng trứng đà điểu của Leonardo da Vinci

Leonardo da Vinci là người đầu tiên tạo ra quả địa cầu mô tả châu Mỹ vào năm 1504 từ trứng đà điểu.

Đăng ngày: 12/11/2021
Kỳ bí cổ vật bị tro núi lửa bao bọc cả nghìn năm - Đây là

Kỳ bí cổ vật bị tro núi lửa bao bọc cả nghìn năm - Đây là "kho báu phù thủy"

Các nhà khảo cổ công bố tìm thấy dấu hiệu về sự tồn tại của " phù thủy" thời La Mã khi nghiên cứu tàn tích của thành phố Pompeii.

Đăng ngày: 11/11/2021

"Trái đất khác" đầy quái vật và loài người tuyệt chủng vì không có chúng ta

Một nhóm khoa học gia quốc tế đã tạo ra phiên bản ảo của Trái Đất nếu như loài Homo sapiens chúng ta không ra đời: nó được thống trị bởi các quái vật khổng gồ và loài siêu nhân đã tuyệt chủng Neanderthals.

Đăng ngày: 11/11/2021
Đâu là bí mật đằng sau quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại?

Đâu là bí mật đằng sau quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại?

Bảo quản thi thể của người chết là một việc làm phổ biến thời xa xưa. Tuy nhiên có lẽ những nghi lễ được biết đến nhiều nhất thuộc về người Ai Cập cổ đại.

Đăng ngày: 11/11/2021
Bất ngờ về lục địa đầu tiên

Bất ngờ về lục địa đầu tiên "xuyên thủng" đại dương Trái đất

Một nghiên cứu mới đã đẩy lùi thời điểm lục địa đầu tiên xuất hiện ngược về hàng trăm triệu năm, với cách thức trồi lên khỏi đại dương hết sức kỳ lạ và bí ẩn.

Đăng ngày: 10/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News