Kính đọc chữ dành cho người khiếm thị của học sinh Sài Gòn

Chiếc kính của Minh Khôi và Phương Thảo có thể nhận diện chữ viết, sau đó phát ra âm thanh đọc cho người khiếm thị với độ chính xác 89%.

Đề tài Kính hỗ trợ đọc văn bản dành cho người khiếm thị vừa đạt giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học khu vực phía Nam, được chọn để tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) 2018 tại Mỹ vào tháng 5 tới. Tác giả của dự án là hai học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) - Nguyễn Hoàng Minh Khôi và Vũ Phương Thảo.

Kính đọc chữ dành cho người khiếm thị của học sinh Sài Gòn
Phương Thảo giới thiệu sản phẩm của nhóm. (Ảnh: Mạnh Tùng).

Phương Thảo cho biết, ý tưởng nảy sinh từ trở ngại của nhiều người khiếm thị muốn đọc sách báo, các loại văn bản. Song ở Việt Nam hiện chỉ có vài phương tiện hỗ trợ như sách chữ nổi, máy đọc sách... Các thiết bị này còn nhiều hạn chế, giá cao nên ít ngưới khiếm thị có thể tiếp cận.

"Chúng em thực hiện đề tài với mong muốn chế tạo thành công chiếc kính với vai trò như một con mắt thông minh, hỗ trợ đọc chữ cho người khiếm thị Việt Nam, giúp họ có thể chủ động tiếp nhận thông tin và tự tin trong cuộc sống", Thảo chia sẻ.

Quy trình hoạt động của kính bắt đầu bằng các cảm biến ánh sáng và khoảng cách thu nhận trị số môi trường để hỗ trợ hình ảnh tốt nhất. Sau đó, camera thu nhận hình ảnh văn bản chuyển về điện thoại để phân tích, nhận diện chữ viết với Google Vision kết hợp Tesseract (kỹ thuật giúp nhận dạng các ký tự trên một bức ảnh), từ đó phát ra âm đọc cho người khiếm thị.

Kính đọc chữ dành cho người khiếm thị của học sinh Sài Gòn
Chiếc kính dành cho người khiếm thị của nhóm. (Ảnh: Mạnh Tùng).

Theo Thảo, điểm nổi bật của dự án là nhóm đã nghiên cứu và xây dựng được mô hình nhận dạng hình ảnh trên các ký tự tiếng Việt, xử lý và khử nhiễu trên nền tảng ngôn ngữ và lập trình. Nhờ đó, các ký tự được nhận diện chính xác hơn, trên nhiều loại văn bản hơn.

"Nhóm cũng đã ứng dụng các công nghệ 4.0 như máy học và mạng nơron nhân tạo để huấn luyện cơ sở dữ liệu ký tự tiếng Việt nhằm cải thiện độ chính xác. Các dữ liệu này cũng được cập nhật liên tục", Thảo cho biết.

Sau khi thực hiện dự án, hai học sinh đã mang kính đến thử nghiệm tại Hội người mù TP HCM và trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. Sau đó, hai em cải thiện dần khâu tiền xử lý nhận diện văn bản và trau chuốt hơn ở phần hậu xử lý để đưa ra đoạn ký tự hoàn chỉnh, biến thành âm đọc.

Qua các buổi thử nghiệm, nhóm đã nhận được phản hồi khá tốt từ những người khiếm thị khi độ chính xác được đo lường khoảng 89%.

Đại diện nhóm cho rằng, chiếc kính vẫn còn nhiều hạn chế như chưa gọn, nặng, các linh kiện tốn diện tích và tỏa nhiệt gây khó chịu. Các thuật toán của phần mềm chưa tối ưu, phần mềm chỉ chạy được trên hệ điều hành Android nên phải sử dụng điện thoại. Điều này rất bất tiện cho người mù.

"Hiện chúng em tiếp tục nghiên cứu để cải thiện bộ nhận diện, mở rộng thêm nhiều loại ngôn ngữ và hướng tới nhận diện cả chữ viết tay. Kính cũng được thiết kế nhỏ, gọn hơn để người sử dụng thuận tiện hơn", đại diện nhóm cho hay.

Kính đọc chữ dành cho người khiếm thị của học sinh Sài Gòn
Nguyễn Hoàng Minh Khôi (thứ hai từ trái qua) và Vũ Phương Thảo (thứ tư từ trái qua) nhận giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học phía Nam. (Ảnh: Mạnh Tùng).

Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2017-2018 khu vực phía Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) từ ngày 17 đến 20/3. Đoàn học sinh TP HCM có 57 thí sinh tham gia với 30 dự án ở 13 lĩnh vực. Học sinh thành phố đã dẫn đầu toàn đoàn với bốn giải nhất, bốn giải nhì, bảy giải ba và sáu giải tư.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỹ thuật trồng cây mít nghệ cao sản năng suất vượt trội

Kỹ thuật trồng cây mít nghệ cao sản năng suất vượt trội

Kỹ thuật trồng cây mít nghệ cao sản sao cho năng suất cao cần phải trang bị kiến thức đầy đủ về cách chăm sóc.

Đăng ngày: 30/03/2018
Hướng dẫn trồng cây nguyệt quế bonsai đơn giản nhất

Hướng dẫn trồng cây nguyệt quế bonsai đơn giản nhất

Nguyệt quế là loài cây bụi sống lâu năm, có mùi thơm, xuất xứ tại các quốc gia thuộc vùng Địa Trung Hải, thích hợp ở những vùng đất ẩm ướt có bóng râm.

Đăng ngày: 19/03/2018
Tính toán nhu cầu phân bón của cây lúa bằng kỹ thuật

Tính toán nhu cầu phân bón của cây lúa bằng kỹ thuật "ô khuyết"

Để sử dụng phân bón hiệu quả, nhất là trong sản xuất lúa, từ nhiều năm nay, ngành nông nghiệp đã thường xuyên khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón theo nguyên tắc “4 đúng”.

Đăng ngày: 13/03/2018
Trồng hoa hồng từ 1 cành hoa - cách đơn giản để có một chậu hồng thơm ngát

Trồng hoa hồng từ 1 cành hoa - cách đơn giản để có một chậu hồng thơm ngát

Dưới đây là những công đoạn cần thiết để bạn trồng hoa hồng yêu thích ngay tại nhà siêu đơn giản.

Đăng ngày: 07/03/2018
Nấm rơm: Hướng dẫn trồng và thu hoạch

Nấm rơm: Hướng dẫn trồng và thu hoạch

Nấm rơm tươi là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, dễ trồng, thu hoạch nhanh, thị trường rộng lớn. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng nấm rơm thì sẽ cho năng suất cao.

Đăng ngày: 01/03/2018
Cách đi xe đạp điện an toàn

Cách đi xe đạp điện an toàn

Xe đạp điện ngày nay đã trở thành phương tiện phổ biến, nhất là với giới học sinh bởi sự tiện lợi, chạy nhanh hơn xe đạp mà lại không cần đăng ký, thiết kế gọn nhẹ và bắt mắt…

Đăng ngày: 27/02/2018
Lưu ý khi đi xe máy trời mưa phùn

Lưu ý khi đi xe máy trời mưa phùn

Đi chậm, nên mặc áo mưa, phanh sớm là một trong những kinh nghiệm khi đi xe dưới trời mưa xuân.

Đăng ngày: 27/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News