Kính viễn vọng Hubble chụp được bức ảnh sống động, tinh tế về thiên hà gần đó

Thiên hà lấp lánh NGC 1546 xuất hiện trong hình ảnh mới đầu tiên của kính viễn vọng Hubble kể từ khi chuyển sang "chế độ một con quay hồi chuyển" mới, kết thúc thời gian tạm nghỉ gần một tháng của kính thiên văn này.


NGC 1546, hình ảnh mới đầu tiên của Kính viễn vọng Không gian Hubble kể từ khi chuyển sang "chế độ một con quay hồi chuyển" mới. (Ảnh: NASA, ESA, STScI, David Thilker (JHU); Xử lý hình ảnh: Joseph DePasquale (STScI)).

NGC 1546 là một thiên hà xoắn ốc. Đây là hình ảnh đầu tiên từ Kính viễn vọng Hubble ở chế độ trỏ mới. Hoạt động khoa học của đài thiên văn mang tính biểu tượng này đã tạm dừng hoạt động vào cuối tháng 5 sau khi xảy ra sự cố kỹ thuật với một trong các con quay hồi chuyển – thiết bị chứa bánh xe quay để giúp kính viễn vọng quản lý chuyển động của nó.

Theo trang web của Hubble, thành phần này hướng chính xác kính thiên văn và đo tốc độ quay của một vật thể. Đến ngày 14/6, các kỹ sư đã quyết định cho phép kính viễn vọng cũ hoạt động trở lại chỉ bằng một con quay hồi chuyển.

Giờ đây, hình ảnh này của thiên hà NGC 1546 là thành quả đầu tiên của chế độ hoạt động mới của Hubble, mặc dù nó đã sử dụng một số dữ liệu từ Kính thiên văn James Webb và Mảng milimét/dưới milimét lớn Atacama ở Chile để điền vào một số chi tiết nhất định

Hình ảnh đa bước sóng thu được của NGC 1546 cho thấy lõi sáng, các làn bụi và khu vực nơi các ngôi sao được sinh ra.

Theo những gì thu được của kính viễn vọng Hubble, các làn bụi được chiếu sáng ngược bởi lõi sáng của thiên hà, khiến chúng có vẻ ngoài màu nâu gỉ. Phần lõi có màu hơi vàng, điều này cho thấy các ngôi sao già chiếm ưu thế trong nó. Ánh sáng xanh nhìn thấy được trong đám bụi là vùng của những ngôi sao trẻ đang được sinh ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh vật ngoài hành tinh phun vật chất vào tàu NASA?

Sinh vật ngoài hành tinh phun vật chất vào tàu NASA?

Dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini cho thấy NASA đã đi đúng hướng trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 16/05/2025
Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hình ảnh mê hoặc về một vầng trăng lưỡi liềm trá hình xuất hiện giữa ban ngày sẽ hiện ra trước mắt người dân châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.

Đăng ngày: 16/05/2025
Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?

Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?

Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưng không một ai dám chắc những ngôi sao đã biến mất thế nào, và giờ chúng đang ở đâu.

Đăng ngày: 15/05/2025
Điều gì xảy ra nếu hành tinh lang thang va chạm Trái đất?

Điều gì xảy ra nếu hành tinh lang thang va chạm Trái đất?

Chịu va chạm từ một hành tinh lang thang sẽ khiến Trái đất bị phá hủy hoàn toàn. Việc nó chỉ xuất hiện trong Hệ Mặt trời cũng đã khiến quỹ đạo mọi hành tinh thay đổi.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Khoa học đánh giá lại khả năng tiểu hành tinh Apophis đâm Trái đất

Khoa học đánh giá lại khả năng tiểu hành tinh Apophis đâm Trái đất

Theo các quan sát và tính toán mới nhất, vẫn có những nguy cơ nhất định khiến tiểu hành tinh Apophis thay đổi quỹ đạo và đâm vào Trái đất vào năm 2029.

Đăng ngày: 14/05/2025
Tiểu hành tinh 610m lao đến Trái đất, tối nay có thể nhìn thấy

Tiểu hành tinh 610m lao đến Trái đất, tối nay có thể nhìn thấy

Tiểu hành tinh 2013 NK4 được xếp vào nhóm "có khả năng gây nguy hiểm" vừa có cú áp sát Trái Đất.

Đăng ngày: 14/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News