Kính viễn vọng Hubble ghi lại được cơn bão đen rộng 7.400km trên sao Hải Vương

Kính viễn vọng Hubble quan sát cơn bão khổng lồ trên sao Hải Vương, hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt trời, đột ngột chuyển hướng.

Các nhà khoa học phát hiện cơn bão đen trên sao Hải Vương đang di chuyển kỳ lạ, Cnet hôm 16/12 đưa tin. Sao Hải Vương là hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt trời. Hành tinh khổng lồ lạnh giá này có khí quyển chứa nhiều hydro, heli và methane.

Kính viễn vọng Hubble ghi lại được cơn bão đen rộng 7.400km trên sao Hải Vương
Hai cơn bão đen trên sao Hải Vương do kính viễn vọng Hubble quan sát. (Ảnh: NASA/ESA).

Kính viễn vọng không gian Hubble phát hiện cơn bão đen từ năm 2018. Những cơn bão như vậy sau khi hình thành thường trôi về phía xích đạo rồi tan đi. NASA gọi khu vực này là "vùng giết chóc" xích đạo.

Tuy nhiên, cơn bão mới không tuân theo quy luật. Nó di chuyển bình thường đến tháng 8/2020 rồi đột ngột chuyển hướng và vòng lên phía bắc. "Thật thú vị khi thấy cơn bão ban đầu di chuyển theo đúng dự đoán, sau đó đột nhiên dừng lại và vòng trở về. Điều đó thật sự bất ngờ", Michael Wong, nhà khoa học hành tinh tại Đại học California, Berkeley, nhận xét.

Cơn bão khổng lồ không chỉ có một mình. Các nhà khoa học phát hiện một vết đen nhỏ hơn xuất hiện cùng lúc với thời điểm cơn bão lớn chuyển hướng. Đây có thể là một phần của cơn bão gốc và được đặt tên là "vết đen con". Cơn bão lớn rộng khoảng 7.400km còn phiên bản nhỏ rộng khoảng 6.300km. "Chúng tôi không thể chứng minh chúng liên quan đến nhau. Đây vẫn là một bí ẩn", Wong nói.

Có nhiều câu hỏi xung quanh những cơn bão của sao Hải Vương như chúng có kết nối với nhau không và tại sao cơn bão lớn lại thay đổi đường đi. Khả năng quan sát của Hubble, kính viễn vọng không gian do NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đồng vận hành, có thể cung cấp cho giới khoa học một số đáp án.

"Chúng tôi sẽ không biết gì về những vết đen này nếu không có Hubble. Giờ chúng tôi có thể theo dõi cơn bão lớn trong nhiều năm và quan sát nó kết thúc vòng đời", Amy Simon, nhà khoa học tại NASA, cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu Trung Quốc đưa mẫu vật Mặt trăng về Trái đất

Tàu Trung Quốc đưa mẫu vật Mặt trăng về Trái đất

Lần đầu tiên sau hơn 4 thập kỷ, tàu vũ trụ Hằng Nga 5 thu thập và mang thành công mẫu đất đá 1,2 tỷ năm tuổi của Mặt trăng về Trái đất.

Đăng ngày: 17/12/2020
Hàng loạt thiên thể đỏ biến thành màu xanh trong

Hàng loạt thiên thể đỏ biến thành màu xanh trong "quái vật" chứa Trái đất

Vì là một thiên hà thuộc dạng quái vật nên Milky Way chứa Trái đất có một lỗ đen trung tâm xứng tầm. Dù đã ngủ yên, nó vẫn gây ra những hiện tượng khó tin ở vùng lõi thiên hà.

Đăng ngày: 17/12/2020
Thiên thạch phát nổ trên bầu trời Pháp

Thiên thạch phát nổ trên bầu trời Pháp

Hàng trăm người dân ở ít nhất 4 nước châu Âu trông thấy thiên thạch cháy sáng bay vọt qua bầu trời hôm 13/12.

Đăng ngày: 17/12/2020
Trạm đổ bộ Trung Quốc

Trạm đổ bộ Trung Quốc "chết cóng" trên Mặt trăng

Trạm đổ bộ Hằng Nga 5 không thể tiếp tục hoạt động do trải qua nhiệt độ -190 độ C khi Mặt Trời lặn.

Đăng ngày: 17/12/2020
Nga thử nghiệm mẫu tên lửa đẩy hạng nặng mới

Nga thử nghiệm mẫu tên lửa đẩy hạng nặng mới

Tên lửa đẩy Angara A5 rời bệ phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk, tây bắc nước Nga, lúc 8h50 hôm 14/12 theo giờ Moskva.

Đăng ngày: 16/12/2020
Nhật thực lướt trên Trái đất nhìn từ ảnh vệ tinh

Nhật thực lướt trên Trái đất nhìn từ ảnh vệ tinh

Hình ảnh này được ghi lại khi diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần ở khu vực Nam Mỹ hôm 14/12.

Đăng ngày: 16/12/2020
Bức ảnh đầu tiên chụp mẫu vật tiểu hành tinh 4,6 tỷ năm

Bức ảnh đầu tiên chụp mẫu vật tiểu hành tinh 4,6 tỷ năm

Các nhà khoa học hy vọng những hạt bụi sẫm màu từ tiểu hành tinh cổ đại Ryugu sẽ giúp họ mở rộng hiểu biết về quá trình hình thành hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 16/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News