Kính viễn vọng Hubble thực hiện những quan sát mới về Mặt Trăng
Hôm qua, các quan chức thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết họ đang sử dụng khả năng độc đáo của kính viễn vọng không gian Hubble để thực hiện những quan sát khoa học mới về Mặt Trăng của Trái Đất. NASA nói: Độ phân giải và nhạy cảm của Hubble đối với ánh sáng cực tím đã cho phép kính viễn vọng này tìm kiếm những chất khoáng quan trọng mang ôxygen trên Mặt Trăng.
Vì Mặt Trăng không có bầu khí quyển để thở nên các chất khoáng như ilmenite, titanium và ôxít sắt có thể sẽ mang tính quyết định cho sự có mặt của con người trên Mặt Trăng.
Ilmenite là nguồn tiềm năng của ôxygen để thở hoặc để nạp năng lượng cho các tên lửa. Những quan sát mới của Hubble đã ghi nhận những hình ảnh cực tím đầu tiên chưa từng có về Mặt Trăng với độ phân giải cao.
Các hình ảnh cung ứng cho các nhà khoa học một công cụ mới để nghiên cứu những biến thể của khoáng chất bên trong lớp vỏ Mặt Trăng.
Giữa lúc NASA đang trù hoạch những cuộc thám hiểm tương lai đến Mặt Trăng, các dữ liệu kết hợp với các số đo khác sẽ giúp đảm bảo những địa điểm đáp giá trị nhất cho các sứ mạng tự động và có người.
Các nhà khoa học NASA cho biết: Máy ảnh khảo sát tiên tiến của kính viễn vọng Hubble đã chụp những hình ảnh ánh sáng cực tím và rõ nét về các khu vực địa chất đa dạng trên phía Mặt Trăng gần Trái Đất nhất.
Những hình ảnh này bao gồm hố thiên thạch Aristarchus và thung lũng của Schroter sát bên. Kính viễn vọng Hubble cũng chụp ảnh các vị trí đáp của Apollo-15 và Apollo-17, nơi mà các phi hành gia đã thu nhặt đá và các mẫu đất vào năm 1971 và 1972.
Các nhà khoa học đang so sánh tính chất của các mẫu đất đá từ các vị trí Apollo với những hình ảnh mới của kính viễn vọng Hubble và khu vực Aristarchus, nơi chưa từng được tàu không gian tự động hay có người thăm viếng.
Theo NASA, những quan sát của kính viễn vọng Hubble về hố thiên thạch Aristarchus và thung lũng của Schroter sẽ giúp thanh lọc sự hiểu biết của các nhà nghiên cứu về những chất liệu đa dạng khoa học đáng chú ý trong khu vực để làm sáng tỏ tiềm năng của những tài nguyên này.
Kính viễn vọng không gian Hubble là dự án hợp tác quốc tế giữa NASA và cơ quan không gian châu Âu ESA.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
