Kính viễn vọng không gian lớn nhất hành tinh
Tàu vũ trụ Atlantis đang tiến hành sửa chữa và bảo dưỡng lần cuối đối với kính viễn vọng không gian Hubble. Hơn 5 năm nữa, nó sẽ hoàn thành sứ mệnh và yên nghỉ dưới đại dương.
Kính viễn vọng không gian Hubble (trị giá 1,5 tỷ USD) được tàu vũ trụ Discovery đưa lên quỹ đạo cách trái đất khoảng 610 km ngày 24/4/1990. Nó được lấy tên của Edward Hubble, một nhà thiên văn người Mỹ có công mở rộng hiểu biết của con người về các thiên hà. Ông cũng là một trong những người đầu tiên chứng minh rằng vũ trụ không ngừng giãn ra và phồng lên. Gương thu sáng của kính viễn vọng Hubble có đường kính 2,4 mét. Người ta phát hiện một vết nứt trong gương sau khi kính được phóng lên không gian. Mặc dù độ dày vết nứt chỉ bằng 1/5 tờ giấy, nó vẫn làm biến dạng hình ảnh của kính. Các nhà du hành vũ trụ tiến hành sửa chữa vào năm 1993. Với kích thước tương đương chiếc xe buýt cỡ lớn, kính viễn vọng Hubble di chuyển với vận tốc 8 km/giây. Nó đi qua nước Mỹ trong 10 phút và thực hiện một vòng quanh trái đất trong 1,5 giờ. Đây là một trong những bức ảnh chi tiết nhất về vũ trụ mà kính Hubble chụp được. Nó được tạo nên từ 342 ảnh khác nhau. Kính Hubble chụp 342 bức ảnh đó trong hơn 10 ngày. Trong bức ảnh hoàn chỉnh có hơn 1.500 thiên hà. Nó giúp các nhà khoa học dự đoán chính xác hơn tuổi của vũ trụ và hiểu rõ hơn về năng lượng tối. Bức ảnh mang tên "Những vòi voi khổng lồ" là một trong những bức ảnh quyến rũ nhất của kính viễn vọng Hubble. Trong ảnh có những cột bụi khí khổng lồ trong chòm sao Serpen, cách địa cầu khoảng 6.500 năm ánh sáng. Do không chịu tác động của bầu khí quyển, Hubble có thể chụp được những bức ảnh rõ nét hơn so với các kính thiên văn trên mặt đất. Mỗi tuần nó gửi về trái đất 12 GB dữ liệu hình ảnh. Những phát hiện của nó đã tạo nên hơn 6.000 bài báo khoa học. Các phi hành gia trên tàu vũ trụ Atlantis sẽ lắp đặt một camera góc rộng có khả năng chụp toàn bộ hành tinh lên kính thiên văn Hubble. Các nhà du hành Mỹ đang sửa chữa Hubble. Theo kế hoạch, kính viễn vọng này sẽ "nghỉ hưu" vào năm 2014. Sau khi rời khỏi vũ trụ, Hubble sẽ rơi xuống đại dương. Kính viễn vọng thay thế có tên James Webb có khả năng chụp ảnh hồng ngoại. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu những khu vực xa xôi hơn trong vũ trụ. |

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
