Kính viễn vọng không gian Planck "về hưu"

Kính viễn vọng không gian Planck sẽ được cho "nghỉ hưu" trong tuần này, sau sứ mệnh kéo dài bốn năm đầy thành công với việc chứng minh vũ trụ già hơn 80 triệu năm so với những gì từng được biết.

Theo RIA Novosti ngày 23/10 dẫn lời Steve Foley, người đứng đầu sứ mệnh Planck, thì kính thiên văn Planck sẽ được Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho ngừng hoạt động vào ngày 23/10, lúc 19 giờ (theo giờ VN).

Foley cho hay, kính Planck đã được làm sạch thùng nhiên liệu và được đưa đến quỹ đạo an toàn bay quanh mặt trời, cách xa Trái đất và mặt trăng, nơi nó sẽ tồn tại hàng trăm năm trong lặng lẽ.

"Bước cuối cùng sẽ là hành động đơn giản tắt các máy phát (tín hiệu). Chúng ta sẽ chứng kiến sự im lặng của Planck và chúng ta sẽ không bao giờ còn nhận được tín hiệu của "cô ấy" nữa", hãng tin AFP dẫn lời Foley cho biết trong một tuyên bố.

Kính viễn vọng không gian Planck về hưu
Kính viễn vọng không gian Planck đã hoàn thành sứ mệnh lập bản đồ bức xạ nền vũ trụ - (Ảnh: ESA)

Điều này là quan trọng vì nó sẽ không làm nhiễu sóng vô tuyến cho các sứ mệnh trong tương lai, Foley nói thêm.

Theo AFP thì trình tự chấm dứt hoạt động của Planck cũng tương tự như cách thức cho kính viễn vọng Herschel "về hưu" hồi đầu năm nay.

Cùng được phóng vào ngày 14/5/2009 bởi tên lửa Ariane 5 từ Trung tâm Vũ trụ Kourou ở Guiana thuộc Pháp, Herschel có nhiệm vụ nghiên cứu nguồn gốc của các ngôi sao và thiên hà, trong khi Planck mang sứ mệnh dò tìm bức xạ nền từ sự kiện "Big Bang" tạo nên vũ trụ cách nay khoảng 14 tỉ năm.

Được đặt theo tên nhà vật lý người Đức thế kỷ 20 Max Planck, cha đẻ của thuyết lượng tử, kính viễn vọng không gian Planck được trang bị một kính khổng lồ để đo nhiệt độ phát ra bởi bức xạ nền vũ trụ (CMB), tức các tia bức xạ còn sót lại từ thời sơ khai của vũ trụ, khoảng 380.000 năm sau Big Bang.

Vào tháng 3 qua, ESA đã công bố bức ảnh toàn cảnh bầu trời chất lượng 50 triệu pixel chụp bức xạ tàn dư vũ trụ còn sót lại từ Big Bang, tổng hợp các dữ liệu gửi về từ viễn vọng kính Planck.

"Đây là bước nhảy khổng lồ trong tri thức của chúng ta về nguồn gốc của vũ trụ", Tổng giám đốc ESA Jean-Jacques Dordain nói về bản đồ ánh sáng cổ xưa nhất trong vũ trụ được công bố trên.

Các dữ liệu công bố cho thấy vũ trụ giãn nở với tốc độ chậm hơn so với những gì từng được biết, và đưa đến việc điều chỉnh tuổi của vũ trụ lên thành 13,82 tỉ năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News