Kính viễn vọng nhạy nhất thế giới sau 4 năm khám phá không gian

Với độ nhạy cực cao, kính viễn vọng vô tuyến FAST đã giúp các nhà khoa học phát hiện một số lượng lớn sao xung và tín hiệu vô tuyến.


Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500m của Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi đá vôi ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc, kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 m (FAST), còn được gọi Thiên Nhãn, bắt đầu thực hiện những khám phá đầu tiên vào tháng 8/2017 bằng việc phát hiện hai ngôi sao xung mới cách xa 4.100 và 16.000 năm áng sáng. Sau một thời gian vận hành thử nghiệm, thiết bị khổng lồ chính thức đi vào hoạt động đầy đủ từ tháng 1/2020 và được công nhận là kính thiên văn vô tuyến nhạy nhất thế giới.

Trong một bài đăng mới vào hôm 15/12, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết FAST đã giúp các nhà khoa học xác định hơn 500 sao xung mới kể từ tháng 10/2017.

Sao xungsao neutron quay rất nhanh, hình thành từ phần lõi đã sụp đổ của những ngôi sao chết khổng lồ thông qua sự kiện siêu tân tinh. Với mật độ vật chất dày đặc và tốc độ quay nhanh, chúng là đối tượng lý tưởng để nghiên cứu các quy luật vật lý trong môi trường khắc nghiệt.

Sử dụng FAST, các nhà khoa học còn phát hiện tổng cộng 1.652 vụ nổ độc lập từ một nguồn phát nổ vô tuyến nhanh (FRB) lặp lại duy nhất, có tên mã là FRB121102.

Theo Li Di từ Đài quan sát Thiên văn Quốc gia thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nhà khoa học chính của FAST, đây là tập hợp các sự kiện FRB lớn nhất từng được phát hiện trong lịch sử, những kết quả này đã được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 10. Các nhà thiên văn học tin rằng nó có thể giúp làm sáng tỏ nguồn gốc của cái gọi là "tín hiệu bí ẩn từ không gian sâu".

Kể từ tháng 3/2021 khi FAST chính thức mở cửa cho các dự án quốc tế, kính thiên văn nhạy nhất thế giới của Trung Quốc đã nhận được khoảng 200 đơn đăng ký quan sát từ 16 quốc gia trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News