Kính viễn vọng săn vật chất tối gửi về ảnh chụp đầu tiên

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hôm 31/7 công bố những ảnh chụp đầu tiên của kính viễn vọng Euclid, cho thấy các thiết bị đang hoạt động tốt.

Những bức ảnh đầy sao được chụp trong quá trình Euclid chạy thử - giai đoạn mà các thiết bị khoa học của kính viễn vọng được hiệu chỉnh chính xác - nên chưa thể hiện hết toàn bộ tiềm năng của nó. Nhưng theo ESA, các thử nghiệm cũng đã cho thấy Euclid đủ khả năng hoàn thành sứ mệnh to lớn của mình.


Một trong những bức ảnh chụp trong quá trình chạy thử của kính viễn vọng Euclid. (Ảnh: ESA/Euclid/Euclid Consortium/NASA/AFP)

"Sau hơn 11 năm thiết kế và phát triển Euclid, thật phấn khích và xúc động khi thấy những hình ảnh đầu tiên này", Giuseppe Racca, quản lý dự án Euclid, chia sẻ.

Kính viễn vọng không gian Euclid phóng lên không gian nhờ tên lửa Falcon 9 của SpaceX từ Florida hôm 1/7. Sau đó, kính viễn vọng di chuyển khoảng 1,5 triệu km từ Trái Đất đến quỹ đạo quan sát của mình. Từ vị trí này, Euclid sẽ lập bản đồ vũ trụ lớn nhất từ trước đến nay, gồm hai tỷ thiên hà nằm rải rác trên 1/3 bầu trời. Euclid có thể phân tích những thiên hà cách Trái Đất tới 10 tỷ năm ánh sáng.

Một điểm ấn tượng khác là tấm bản đồ đầy tham vọng này sẽ ở dạng 3D.

Camera ánh sáng khả kiến sẽ cho phép Euclid ghi lại hình dạng của các thiên hà, trong khi quang kế và quang phổ kế cận hồng ngoại - được phát triển với sự trợ giúp của NASA - giúp kính viễn vọng đo đạc xem chúng ở xa tới đâu.

Khi mới bật các thiết bị, nhóm nghiên cứu hoảng sợ vì một dạng ánh sáng bất ngờ làm hỏng hình ảnh, ESA cho biết. Điều tra cho thấy, một lượng ánh sáng Mặt trời đã lọt vào kính viễn vọng, có thể qua một khe hở nhỏ, và chỉ bị phát hiện khi Euclid được chỉnh hướng theo một số kiểu nhất định. ESA cho biết, bằng cách tránh những góc này, các thiết bị chụp ảnh của Euclid vẫn có thể hoàn thành sứ mệnh của mình. Hoạt động khoa học của kính viễn vọng dự kiến bắt đầu vào tháng 10.

Euclid được thiết kế để tìm kiếm năng lượng tối và vật chất tối vô hình. Giới khoa học cho rằng vật chất tối và năng lượng tối tạo nên phần lớn vũ trụ, nhưng con người không thể thấy những hiện tượng này ở các bước sóng ánh sáng. Thay vào đó, giới chuyên gia có thể theo dõi chúng thông qua tác động của chúng lên những vật thể khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hệ Mặt trời đã có

Hệ Mặt trời đã có "hành tinh thứ 9": Kẻ xâm lăng từ bên ngoài?

Nghiên cứu mới từ Pháp - Mỹ cho thấy "Đám mây Oort" lạnh lẽo và bí ẩn ở rìa Hệ Mặt trời đang che giấu một ngoại hành tinh chưa từng biết.

Đăng ngày: 21/04/2025
Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
NASA ghi lại hình ảnh hố đen

NASA ghi lại hình ảnh hố đen "ăn thịt" một ngôi sao

Dưới lực hút khủng khiếp từ hố đen, ngôi sao đã trải qua quá trình “mì ống hóa” bị kéo dãn và xé toạc ra trước khi bị nuốt chửng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!

Lực đẩy của siêu tên lửa Mỹ sắp phóng ngay tháng 8: Bữa tiệc cho mọi giác quan!

Sự kiện Mỹ phóng siêu tên lửa SLS sắp diễn ra. Dự kiến, hàng trăm nghìn người sẽ xem tận mắt khoảnh khắc lịch sử này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Hiện tượng thiên văn được Albert Einstein tiên đoán từ 1 thế kỷ trước

Thuyết tương đối rộng của Einstein đã tiên đoán đúng về sự xuất hiện của các vật thể lớn như lỗ đen nhị phân, dù hiện tượng này chưa từng được quan sát thấy.

Đăng ngày: 19/04/2025
Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News