Kỳ lạ loại gỗ có khả năng đổi màu: Thuộc top thế giới về độ cứng và độ bền, Việt Nam cũng trồng
Nhờ khả năng đặc biệt, loại gỗ này được bán với giá thành khá đắt đỏ.
Loại gỗ có khả năng đổi màu theo môi trường tiếp xúc
Loại gỗ đặc biệt có khả năng đổi màu này có tên gọi là Purple Heart (tên khoa học: Peltogyne spp) hay còn gọi gỗ trái tim màu tím. Tại Việt Nam, loại gỗ này được gọi là gỗ cẩm tím, hương tím. Theo báo An ninh Thủ đô, đây là loại gỗ đặc trưng của vùng Trung và Nam Mỹ, thường được tìm thấy nhiều ở các khu rừng mưa nhiệt đới ở Brazil, Suriname và Guyana…
Loại gỗ có khả năng đổi màu có tên gọi là gỗ cẩm tím. (Ảnh: Pinterest).
Điểm đặc biệt của gỗ Purple Heart là khi mới cắt có màu nâu xám hoặc tím nhạt, sau khi tiếp xúc với không khí sẽ lên màu tím đậm hơn. Nếu càng để lâu trong môi trường và tiếp xúc với ánh sáng thì gỗ sẽ trở thành màu nâu sẫm xen lẫn một chút màu tím.
Gỗ Purple Heart nổi tiếng về độ dày và khả năng chịu nước, chống mối mọt, ẩm mốc rất tốt. Nó được xếp vào một trong những loại gỗ có độ cứng và độ bền bậc nhất trên thế giới.
Cây gỗ cẩm tím thuộc họ cánh bướm, nó là một trong số 23 loài thực vật có hoa từ trung bình đến rất lớn. Hoa nhỏ màu lam nhạt, quả hình đậu dẹt, hạt hình thận dẹt màu đen nhạt.
Cây gỗ cẩm tím có đặc điểm là thân to, tán rộng, cao từ 20-25m. (Ảnh: Pinterest).
Cây gỗ cẩm tím có đặc điểm là thân to, tán rộng, cao từ 20-25m. Đường kính thân gỗ có thể lên đến gần 1m, thân cây có vỏ xơ, có các vết nứt nẻ. Tuy nhiên, gỗ cẩm tím có tốc độ sinh trưởng khá chậm, phải mất khoảng hơn 20 năm mới có thể tạo ra giá trị kinh tế.
Gỗ cẩm tím có trọng lượng khá nặng và chắc chắn. Trọng lượng trung bình của gỗ cẩm tím thường từ 800 đến 1,000 kg/m3, tùy thuộc vào độ ẩm và loại gỗ cụ thể.
Cây gỗ cẩm tím thường được trồng ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình từ 20-35 độ C và độ ẩm từ 70-85%. Nếu điều kiện đất và khí hậu phù hợp, cây gỗ cẩm tím có thể phát triển tốt và đạt được chất lượng gỗ tốt nhất.
Gỗ cẩm tím có trọng lượng khá nặng và chắc chắn. (Ảnh: Pinterest)
Ở Việt Nam, gỗ cẩm tím được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ như Gia Lai, Đăk Lăk, Kon Tum, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đồng Nai…
Một trong số những cách nhận biết gỗ cẩm tím là nhờ mùi hương của nó. Loại gỗ này có mùi thum thủm khá giống mùi của cây tre bị ngâm trong nước lâu ngày. Mùi hương này có thể xua đuổi được nhiều loại côn trùng gây hại cho cây.
Theo Tạp chí Môi trường & Cuộc sống, trong bảng phân loại gỗ tại Việt Nam, gỗ cẩm tím được xếp vào nhóm I – nhóm gỗ quý và phân loại gỗ được khai thác và sử dụng. Nhóm I bao gồm các loại gỗ có giá trị kinh tế cao, ngoài ra còn có độ bền cao, độ cứng lớn, độ co ngót nhỏ và không bị mối mọt tấn công và đặc biệt rất khan hiếm. Ở Việt Nam các dòng gỗ cẩm lai đều được cấm khai thác nên các sản phẩm làm từ loại gỗ này trên thị trường hiện nay chủ yếu có xuất xứ từ Lào, Campuchia và Nam Phi. Cẩm tím thuộc vào nhóm 1 nên có giá thành khá cao.
Cẩm tím là loại gỗ có giá thành khá cao. (Ảnh: Pinterest).
Vì giá thành của gỗ cẩm tím đắt đỏ nên nó thường bị giả mạo bởi các sản phẩm gỗ khác do vân gỗ và màu sắc của loại gỗ này gần giống với nhiều loại gỗ khác trên thị trường. Giá của gỗ cẩm tím khoảng 11,99 USD/Board Feet (khoảng 5000 USD/1m3), tương đương 121 triệu đồng/1m3.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2
Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.

Sự thật về châu chấu mà ít người biết
Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.
