Kỳ lạ quả táo mọc nấm cực kỳ quý hiếm, được xem là thượng phẩm: Chuyên gia Trung Quốc "truy tìm"

Câu chuyện bắt đầu khi cô gái trẻ họ Đặng ở Hồ Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) tình cờ phát hiện một quả táo bỏ quên trong nhà bỗng dưng mọc nấm trắng. Ban đầu, cô Đặng chỉ nghĩ đơn giản là táo bị mốc. Tuy nhiên, sau 2 ngày, "vết mốc" ấy đã phát triển thành một cây nấm trắng muốt, có hình dạng giống hệt nấm Linh Chi, ET Today đưa tin ngày 14/7/2024.


Ảnh nhân vật đăng trên mạng xã hội.

Sự việc kỳ lạ khiến cô Đặng vô cùng bất ngờ. Cô đã chia sẻ hình ảnh quả táo mọc nấm lên mạng xã hội và nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ra kinh ngạc, cho rằng đây là hiện tượng kỳ lạ, hiếm gặp.

Câu chuyện sau đó đã đến tai các chuyên gia của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Nhận thấy sự độc đáo của cây nấm, các nhà khoa học đã liên hệ với cô Đặng để xin mua lại quả táo mọc nấm với mục đích nghiên cứu.

Giáo sư, tiến sĩ Triệu Kỳ - kỹ sư tại Viện Nghiên cứu Thực vật Côn Minh cho biết, loại nấm mọc trên quả táo là nấm Bạch Linh Chi (tên khoa học: Schizophyllum commune). Loại nấm này thường được tìm thấy trên thân cây mục, rất hiếm khi xuất hiện trên quả.

Tiến sĩ Hứa Dung Tụ, người trực tiếp tiếp nhận quả táo mọc nấm tại phòng thí nghiệm Đa dạng sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Côn Minh, cho biết: Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận trường hợp nấm Bạch Linh Chi mọc trên quả táo”.

Ông cho biết thêm, nấm Bạch Linh Chi là một loại nấm có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.

Các chuyên gia nhận định, có thể bào tử nấm Bạch Linh Chi đã vô tình bám vào vết xước trên quả táo trong quá trình bảo quản. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, bào tử nấm phát triển thành cây nấm trưởng thành.

Theo các chuyên gia, nấm Bạch Linh Chi được xem là thượng phẩm, có công dụng còn tốt hơn cả nhân sâm. Loài nấm này có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều hoạt chất dược tính khác nhau.

Công dụng của nấm Bạch Linh Chi đối với sức khỏe con người rất đáng quý. Khi được bào chế phù hợp, loại nấm này có thể giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch, chống khối u, kháng khuẩn, giải độc gan, điều hòa huyết áp, điều trị huyết áp cao, trị mất ngủ, an thần, làm đẹp da...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện

Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện "thủ phạm" nghìn tuổi đáng giá hàng trăm tỷ đồng

Hóa ra, "thủ phạm" khiến nguồn nước của ngôi làng bị cạn kiệt lại vô cùng quý hiếm và trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News