Kỳ lạ sinh vật thức giấc sau hơn 100 triệu năm ngủ dưới đáy đại dương
Những vi sinh vật bị chôn vùi trong bụi đất cách đây 101,5 triệu năm, trước cả khi khủng long Bạo chúa xuất hiện trên hành tinh này. Thời gian trôi qua, các lục địa dịch chuyển, đại dương lên xuống, vượn lớn xuất hiện và cuối cùng là loài người tiến hóa với sự tò mò và kỹ năng đào bới những tế bào từ thời cổ đại đó. Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã đưa các sinh vật đơn bào trở lại cuộc sống.
Các nhà nghiên cứu trên tàu khoan thăm dò JOIDES Resolution đã thu thập các mẫu trầm tích dưới đáy đại dương cách đây 10 năm. Các mẫu vật được lấy từ độ sâu 100m dưới đáy sâu 6.000m ở Nam Thái Bình Dương. Đó là một khu vực có rất ít chất dinh dưỡng, oxy dự trữ để các loài sinh vật có thể tồn tại. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học muốn tìm kiếm dữ liệu về cách các vi sinh vật có thể tồn tại ở một vùng xa xôi và khắc nghiệt như vậy.
Những tế bào được tìm thấy có khả năng thức dậy khi có oxy và dinh dưỡng.
"Câu hỏi chính của chúng tôi là liệu sự sống có thể tồn tại trong một môi trường hạn chế chất dinh dưỡng hay đây là khu vực không có sự sống", nhà khoa học Yuki Morono đến từ Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển-Trái đất Nhật Bản cho biết. "Chúng tôi cũng muốn biết vi sinh vật có thể duy trì sự sống bao lâu trong điều kiện gần như không có thức ăn".
Kết quả nghiên cứu cho thấy những tế bào được tìm thấy trong các mẫu trầm tích 101,5 triệu năm trước có khả năng thức dậy khi có oxy và dinh dưỡng. "Ban đầu, tôi nghi ngờ, nhưng sau đó chúng tôi phát hiện có tới 99,1% vi khuẩn trong trầm tích lắng đọng cách đây 101,5 triệu năm vẫn còn sống và sẵn sàng ăn".
Các vi khuẩn đã ngừng tất cả những hoạt động đáng chú ý nhưng khi có dinh dưỡng và các nhu cầu sống thiết yếu khác, chúng hoạt động trở lại. Để đảm bảo các mẫu vật không bị nhiễm vi sinh vật hiện đại, nhóm nghiên cứu đã mở lớp trầm tích trong một môi trường vô trùng cao, chọn các tế bào vi sinh vật hiện diện và cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng thông qua một cái ống nhỏ để không nhiễm các vi sinh vật hiện đại.
Các tế bào đã phản hồi lại rất nhanh. Chúng ngấu nghiến nitơ và cacbon. Trong vòng 68 ngày, tổng số tế bào đã tăng lên gấp 4 lần so với 6.986 tế bào ban đầu.
Vi khuẩn hiếu khí (thở oxy) là những tế bào mạnh mẽ nhất và chúng có khả năng thức dậy nhiều nhất. Những sinh vật nhỏ bé này đã sống sót nhờ vào những bong bóng khí nhỏ lắng xuống cùng trầm tích theo các giai đoạn địa chất. Có vẻ như tốc độ trao đổi chất của vi khuẩn hiếu khí rất chậm, đủ để chúng tồn tại trong thời gian dài như vậy.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature Communications vào ngày 28/6/2020.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
